Trường Trung Cấp Nghề KTKTCN TB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIN HOC CO BAN - HE TRUNG CAP NGHE

Go down

TIN HOC CO BAN - HE TRUNG CAP NGHE Empty TIN HOC CO BAN - HE TRUNG CAP NGHE

Bài gửi  Admin Tue Oct 23, 2012 1:30 pm

CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC CƠ BẢN

Các phần chính của chương trình học:
Ø Phần I: Kiến thức chung về công nghệ thông tin và truyền thông.
Ø Phần II: Hệ điều hành.
Ø Phần III: Mạng cơ bản và internet.
Ø Phần IV: Hệ soạn thảo văn bản microsoft word.


PHẦN I: KIẾN THỨC CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Bao gồm các bài:
Ø Bài 1: Các khái niệm cơ bản.
Ø Bài 2: Cấu trúc cơ bản của hệ thống máy tính.
Ø Bài 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính.

BÀI 1 : CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN.
1.1 Thông tin
* Khái niệm: Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội.
Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như: khắc trên bia
đá, trên gỗ, đĩa, băng từ…
Môi trường vận động thông tin là môi trường truyền tin, nó bao gồm các kênh
liên lạc tự nhiên hoặc nhân tạo như: sóng âm, tia sáng, sóng âm thanh, sóng hình…
1.2 Dữ liệu
*Khái niệm: Thông tin được lưu trữ trong máy vi tính theo một cấu trúc nào đó được gọi là dữ liệu.
1.3 Xử lý thông tin
Việc lưu trữ và truyền tin chỉ có giá trị khi quá trình đó đảm bảo tính chính xác nội dung của nó.
Để thuận tiện người ta phải biến đổi và khôi phục thông tin theo quy ước sao cho đảm bảo: tính chính xác, thời gian, không gian mà thực chất là quá trình xử lý thông tin: mã hóa thông tin, cất giữ, truyền tin và giải mã thông tin.

2. PHẦN CỨNG, PHẦN MỀM VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
2.1 Phần cứng (hardware)
* Khái niệm: Phần cứng là những bộ phận thiết bị vật lý cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như nguồn máy tính (power), bo mạch chủ (mainboard), và các bộ phận khác của máy tính như màn hình, chuột, bàn phím.
* Dựa vào chức năng và cách thức hoạt động của các bộ phận mà phân ra:
- Bộ phận đầu vào (input): các bộ phận thu nhập dữ liệu, mệnh lệnh như bàn phím, chuột…
- Bộ phận đầu ra (output): các bộ phận trả lời, phát tín hiệu hay thực thi lệnh như màn hình, máy in, loa.
2.2 Phần mềm (software)
* Khái niệm: Phần mềm là tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hay nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó.
Phần mềm được phân loại dựa trên phương thức hoạt động bao gồm: phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm lập trình…
2.3 Công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin viết tắt CNTT, là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, trong các cơ quan hay tổ chức nào đó.
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ và thu nhập thông tin.














BÀI 2: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH



( Sơ đồ cấu trúc của máy tính )
1. PHẦN CỨNG
1.1 Đơn vị xử lý trung tâm (CPU – Center Processing Unit)
* Khái niệm: Bộ xử lý trung tâm là bộ óc của máy tính, ở đó diễn ra việc xử lý thông tin và điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính.
Bộ xử lý trung tâm bao gồm 2 bộ phận: Bộ số học và logic và bộ điều khiển.
Đặc trưng thể hiện ở 2 mặt:
- Tốc độ xư lý: là các phép xử lý thông tin trong 1 giây.
- Lượng thông tin xử lý tính theo đơn vị bit.
Các bộ vi xử lý thường có các dạng xử lý 8bit, 16bit, 32bit, ...
Cấu tạo vật lý của bộ xử lý trung tâm rất gọn nhẹ: chỉ bằng 1 bao diêm.










1.2. Thiết bị nhập (input)






1.4 BỘ NHỚ VÀ THIẾT BỊ LƯU TRỮ












2. PHẦN MỀM
2.1 Phần mềm hệ thống: là phần mềm giúp đỡ hệ thống máy tính hoạt động.
* Nhiệm vụ: tích hợp, điều khiển và quản lý các phần cứng riêng biệt của hệ thống máy tính.
* Chức năng: chuyển dữ liệu từ bộ nhớ vào đĩa, xuất văn bản ra màn hình.
* Các phần mềm hệ thống đặc biệt: hệ điều hành, driver….
2.2 Phần mềm ứng dụng: là một loại chương trình có khả năng làm cho máy tính thực hiện trực tiếp một công việc nào đó người dùng muốn thực hiện.
• Các phần mềm ứng dụng thường được gom lại thành bộ phần mềm như microsoft office…
• Các phần mềm riêng biệt trong bộ phần mềm thường có giao diện và tính năng tương tự để người dùng dễ học và sử dụng.

2.3 Các giao diện với người sử dụng: là điểm tiếp xúc hay tiến trình kết nối 2 hay nhiều thành phần của một hệ thống.
Những đặc tính căn bản của một giao diện tốt của máy tính và người dùng là:
• Dễ truy cập
• Hiệu quả cao
• Dùng ngôn ngữ tự nhiên
2.4 Multi Media: hay “truyền thông đa phương tiện” là sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức khác để truyền tải một cách đa diện.
















BÀI 3: BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
1. BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
* Máy tính điện tử biểu diễn thông tin trên cơ sở ghép nối các linh kiện, các mạch điện tử thực hiện 2 trạng thái vật lý kí hiệu là 0 và 1.
* Thông tin biểu diễn trong máy tính có dạng dữ liệu.
* Trong thực tế người ta hay ghép các linh kiện thành từng nhóm để biểu diễn thông tin.
* Bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) được chọn làm mã chuẩn quốc tế trong các máy tính để thực hiện trao đổi thông tin.
Mỗi ký tự được biểu diễn bởi một nhóm cố định 8 chữ số 0 hoặc 1 tương đương với 1 số nhị phân.
VD: Gõ chữ A từ bàn phím

2. ĐƠN VỊ THÔNG TIN VÀ DUNG LƯỢNG BỘ NHỚ
* Bit (binary digit): bộ nhớ của máy tính được tạo từ vật liệu có thể ở một trong 2 trạng thái tương ứng là 0 và 1. Mỗi vị trí chất liệu như vậy là đơn vị nhỏ nhất được gọi là bit
* Từ máy (word memory): để tiện việc cất giữ và biểu diễn thông tin người ta ghép 2bit, 4bit, 8bit, 16bit, 32bit lại với nhau thanh một đơn vị nhớ gọi là ô nhớ hay từ máy
* Địa chỉ: Các từ máy hay ô nhớ được đặt liên tiếp nhau và đánh số thứ tự từ: 0,1,…,n gọi là địa chỉ các từ máy.
* Byte: là đơn vị nhớ chuẩn, bằng cách ghép liên tiếp 8 bit liền nhau tạo thành một byte
• 1kilobyte(1KB)= 1024B
• 1megabyte(1MB)=1024KB
• 1gigabyte(1GB)= 1024MB
* Dung lượng (memory capacity): khả năng lưu trữ thông tin của bộ nhớ trong gọi la dung lượng.
• Các bộ nhớ trong thường có dung lượng : 640KB, 1MB,2MB
• Bộ nhớ trong chia thành các ô nhớ, mỗi ô nhớ đều được đánh số thứ tự gọi là địa chỉ ô nhớ.












PHẦN II: HỆ ĐIỀU HÀNH

Bao gồm các phần chính:
Ø Bài 4: Hệ điều hành MS – DOS
Ø Bài 5: Giới thiệu Windows
Ø Bài 6: Những thao tác cơ bản trên Windows








BÀI 4: HỆ ĐIỀU HÀNH MS – DOS
1. MS – DOS LÀ GÌ?
Khái niệm: Hệ điều hành MS – DOS (microsoft disk operating system) của hãng microsoft là hệ thống chương trình tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng : giao tiếp, quản lý tệp tin và điều khiển các thiết bị ngoại vi.
Hệ thống các tập lệnh của MS – DOS có hai loại: các lệnh thường trú và các lệnh ngoại trú.
Lệnh thường trú: là những lệnh thường dùng đã được nạp tự động vào bộ nhớ trong USER được phép ra lệnh tại bất kỳ vị trí thư mục nào.
Lệnh ngoại trú: là tên các tệp lệnh của MS-DOS, mỗi tệp là một lệnh của DOS. Các tệp này thường được sao chếp từ các đĩa hệ thống MS – DOS vào thư mục DOS trên ổ đĩa cứng C.
Để thực hiện một lệnh ngoại trú ta phải có tệp lệnh tại thư mục hoạt động và ra lệnh từ đây.
2. TÊN Ổ ĐĨA VÀ DẤU ĐỢI LỆNH
* Bật công tắc máy, máy tự kiểm tra bộ nhớ và các thiết bị, sau đó nạp hệ điều hành DOS từ ổ đĩa cứng C vào bộ nhớ trong.
* Màn hình xuất hiện dòng thông báo ngày, tháng, năm hiện tại.chọn enter.
* Dòng thông báo thời gian: nếu đúng thì enter, nếu sai thì nhập lại rồi bấm enter.
* Sau cùng xuất hiện trên màn hình dòng thông báo: (C:\>_)trong đó: điểm “_” gọi là con trỏ màn hình.C:\> được gọi là dấu nhắc lệnh.
3. TỆP VÀ THƯ MỤC
3.1 Tệp (file):
• Tệp là tập hợp thông tin có liên quan logic với nhau, cùng phục vụ cho một chương trình trong máy tính.
• Tệp được lưu trữ trên đĩa từ, usb, hay các ổ đĩa…
• Có nhiều loại tệp khác nhau: tệp văn bản, tệp dữ liệu…
• Tệp trong máy tính có thể do USER tạo ra hay sao chép, cài đặt.
• Tệp là đơn vị xử lý của HĐH. Đặc trưng cơ bản là: loại tệp, tên tệp, độ lớn của tệp.
Cách đặt tên tệp (file name)
• Tên tệp do người sử dụng tự đặt, sao cho dễ đọc, dễ nhớ và phản ánh nội dung của tệp. Quy cách đặt tên như sau:
Tên tệp có 2 phần: TÊN.KIỂU
VD: baocao.doc, abc.com…
3.2 Thư mục (directory)
* HĐH cho phép tổ chức các dữ liệu trên đĩa thành từng nhóm, cách tổ chức này gọi là thư mục. Các tập tin có nội dung liên quan với nhau được đặt trong cùng một thư mục.
* Cây thư mục: Tổ chức các thư mục trên một ổ đĩa có hình tương như một cây, gọi là cây thư mục.
Có nhiều loại thư mục:
Thư mục con (Sub – Directory): Là thư mục chứa trong thư mục khác
Thư mục gốc (Root – Directory): Là thư mục chứa tất cả các tập tin và thư mục khác.
Thư mục gốc có tên qui ước là dấu sổ phải “\”. Thư mục gốc không thể bị đổi tên hoặc xóa.
Thư mục hiện hành (Current – Directory): Là thư mục mà tại đó ta đang làm việc.
Ví dụ: C:\ABC>_
Thư mục cha (Parent – Directory): Là thư mục trên thư mục hiện hành một cấp. Tên tắt của thư mục cha là “..”.
Thư mục rỗng (Empty – Directory): Là thư mục không chứa bất kỳ tập tin hay thư mục khác.
4. CÁC LỆNH VỀ ĐĨA
4.1. Lệnh định dạng về đĩa format
- Việc tạo khuôn format đĩa mềm dùng trong 2 trường hợp:
- Đĩa mới cần tạo khuôn trước khi ghi thông tin lên đĩa
- Đĩa đã có thông tin, tạo khuôn sẽ xóa hết thông tin cũ trên đĩavà sẵn sàng ghi thông tin mới lên đĩa.
- Để tạo khuôn, phải có tệp FORMAT.COM trên thư mục DOS.
Câu lệnh tổng quát: FORMAT <ổ đĩa mềm:>[/S][/V][/U][/Q][/4]
+ ổ đĩa mềm: xác định tên ổ đĩa chứa đĩa cần tạo khuôn
+ [/S] ghi các tệp hệ thống DOS lên đĩa cần tạo khuôn hay gọi là đĩa hệ thống DOS
+ [/V] cho phép đặt tên nhãn đĩa
+ [/4] khi tạo khuôn đĩa 360KB trên ổ đĩa kiểu 1.2MB
+ [/U] để xóa sạch thông tin trên đĩamà không thể khôi phục lại được bằng lệnh UNFORMAT
+ [/Q] format nhanh, có tùy chọn này hệ thống sẽ không kiểm tra lỗi trên bề mặt đĩa.
Quá trình tạo khuôn đĩa đươc diễn ra tuengf bước theo nhắc trên màn hình USER phải trả lời tùy theo yêu cầu.
4.2 Lệnh tạo đĩa khởi động
* Việc tạo đĩa khởi động phải có tệp SYS.COM trên thư mục DOS.
Câu lệnh tổng quát: SYS <ổ đĩa mềm:>
+ ổ đĩa mềm: xác định tên ổ đĩa chứa đĩa cần tạo đĩa khởi động.
+ Quá trình tạo đĩa khởi động được tiến hành theo yêu cầu đặt ra.




BÀI 5: GIỚI THIỆU WINDOWS
1. WINDOWS LÀ GÌ?
• Windows là một hệ điều hành của hãng Microsoft, là hệ điều hành thông dụng trên thế giới hiện nay.
• Windows giao tiếp với người sử dụng bằng màn hình đồ họa thông qua các thành phần giao tiếp kiểu đồ họa GUI (Graphical Use interface) như: windows, button, scrollbar, dialog box, Icon…
2. KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT KHỎI CHƯƠNG TRÌNH
2.1 Khởi động
- Sau khi bật công tắc nguồn windows sẽ tự khởi động.
- Tùy theo người sử dụng có cài đặt user name và password hay không.
- Nếu có khi khởi động bạn phải nhạp user và pass.
- Nếu không thi chương trình sẽ tự khởi động.







3. DESKTOP:Là giao diện với người dùng

4. THANH TÁC VỤ TASKBAR


5. Menu Start Thông thường mỗi khi cài đặt chương trình thì biểu tượng chương trình được tạo ra trong menu start hoặc các nhóm khác của nó.

5.3 Xóa một danh mục khỏi Menu start, Program
- Bước 1: mở menu start/ program
- Bước 2: kích chuột phải vào danh mục muốn xóa
- Bước 3: chọn delete
5.4 Thay đổi danh mục trong Program
• Đổi vị trí các biểu tượng trong program: kích chuột vào biểu tượng và rê chuột.
• Đưa biểu tượng từ program ra màn hình nền: kích chuột vào biểu tượng và rê chuột ra màn hình nền.
• Đưa biểu tượng từ màn hình nền vào program: kích chuột vào biểu tượng và giữ trái chuột đưa dần vào Start\ Program.
5.5 Document menu
Các tệp tin mở sau cùng được hiển thị trong document menu. Để mở lại tệp tin này, chỉ cần chọn chúng và kích chuột. Để xóa các shortcut trong document menu ta thực hiện:
• Bước 1: kích chuột chọn Start\ setting\ taskbar & Startmenu
• Bước 2: Kích chuột vào khung start menu chọn customize
• Bước 3: kích chuột vào nút clear
• Bước 4: kích chuột vào nút OK
6. KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT KHỎI MỘT ỨNG DỤNG














7. CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC ỨNG DỤNG
• Di chuyển cửa sổ: rê chuột thanh tiêu đề đến vị trí mới
• Chuyển đổi giữa các cửa sổ của các ứng dụng : nhấn tổ hợp phím Alt + Tab hoặc chọn tương ứng các ứng dụng trên thanh taskbar

8. THU NHỎ MỘT CỬA SỔ, ĐÓNG MỘT CỬA SỔ ỨNG DỤNG
• Thay đổi kích thước: di chuyển con trỏ tới cạnh hay góc cửa sổ, khi con trỏ thành hình mũi tên 2 chiều thi rê chuột tới kích thước mong muốn.
• Phóng to cửa sổ toàn màn hình: kích chuột vào nút Maximize
• Thu nhỏ thành biểu tượng trên taskbar: kích chuột lên nút minimize
• Đóng cửa sổ: kích vào nút close hay nhấn tổ hợp phím Alt + F4

BÀI 6: NHỮNG THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN WINDOWS
1. GIỚI THIỆU
• Windows Explorer (WE) là công cụ của Windows cho phép thực hiện việc quản lý dữ liệu trên máy tính và trên các thành phần khác có kết nối với máy tính.
• Với WE , các thao tác như sao chép, xóa, đổi tên thư mục và tệp tin…được thực hiện một cách thuận tiện và dễ dàng.
• Có thể sử dụng cửa sổ My computer dể quản lý dữ liệu. Giao diện và các thao tác trên WE và My computer tương đối giống nhau.
1.1 Khởi động chương trình Windows Explorer
Cách 1: chọn lệnh start\ program\ accessorie\ windows explorer.
Cách 2: kích chuột phải lên nút start, chọn explorer.
Cách 3:kích chuột phải lên My computer rồi chọn windows.
1.2 Cửa sổ làm việc của Windows Explorer



* Muốn xem chi tiết dữ liệu của máy tính, nhấp chuột vào ổ đĩa.
* Để thay đổi hình thức thể hiện trên khung thì chọn view, chọn 1 trong 5 hiển thị:
+ Thumblails: để xem trước các file hình
+ Tiles: hiện các tệp tin ở dạng file lớn
+ Icons: hiện các tệp tin ở dạng file nhỏ
+ List: hiện các tệp ở dạng danh sách
+ Details: liệt kê chi tiết thông tin như: tên, kiểu, ngày giờ tạo sửa
* Để sắp xếp dữ liệu bên khung phải chọn view\ arange icons by và chọn thứ tự sau: name, size, type, modified
* Để ẩn hiện cây thư mục trên khung trái thì ta chọn hay bỏ chọn nút folders.
1.3 Các thanh công cụ trong My computer và Windows Explorer
* Để ẩn, hiện thanh công cụ chuẩn trong cửa sổ My computer hoặc Windows Explorer vào menu VIEW\ toolbar chọn standard buttons.
* Nếu muốn bổ sung hay xóa bớt các biểu tượng ở thanh công cụ chuẩn ta làm như sau:
• Bước 1: vào view\toolbar và chọn customize
• Bước 2: chọn biểu tượng ở khung Avaulable toolbar buttons và chọn các biểu tượng muốn bổ sung
• Bước 3: chọn biểu tượng ở khung Current toolbar buttons va kích chuột vào remove nếu loại bỏ đối tượng.
2. LÀM VIỆC VỚI CÁC THƯ MỤC VÀ TỆP TIN BẰNG WINDOWS EXPLORER HOẶC MY COMPUTER
2.1 Tạo thư mục
Vào menu File │ New │ Folder
• Một thư mục mới hiển thị với tên mặc định là New Folder
• Gõ tên thư mục mới (nếu muốn) và ấn phím Enter.

2.2 Tạo tệp văn bản đơn giản
• Mở ổ đĩa chứa tệp muốn tạo
• Kích chuột phải tại khoảng trống trong khung
• Chọn New\ text document để tạo tệp
• Gõ tên tệp va nhấn enter
2.3 Tạo shortcut
• Mở thư mục hay tệp muốn tạo
• Kích chuột phải vào tài liệu muốn tạo
• Chọn shortcut nếu muốn tạo ngay trong ổ hoặc chon send to desktop nếu muốn tạo ngoài màn hình.
2.4 Đổi tên tệp tin hay thư mục
• Chọn tập tin hoặc thư mục cần đổi tên
• Chuột phải | Rename hoặc nhấn phím F2
• Nhập tên mới và nhấn Enter để hoàn tất.
2.5 Sao chép tập tin, thư mục
– Chọn tập tin hoặc thư mục cần sao chép
– Thực hiện một trong hai cách:
* Kéo – thả các tập tin và thư mục đó đến vị trí cần chuyển đến, giữ phím Ctrl trong khi kéo – thả.(Nếu muốn sao chép từ ổ đĩa này sang ổ khác thì không cần nhấn và giữ phím Ctrl trong khi kéo)
* Chọn trình đơn Edit | Copy hoặc kích phải chuột vào vùng chọn rồi chọn Copy; chuyển con trỏ đến thư mục cần chuyển đến; chọn trình đơn Edit | Paste hoặc kích phải chuột vào vùng trống trong thư mục rồi chọn Paste.




2.6 Di chuyển tập tin, thư mục:
• Chọn tập tin hoặc thư mục cần di chuyển
• Thực hiện một trong hai cách:
+ Kéo – thả các tập tin và thư mục đó đến vị trí cần chuyển đến
(Nếu muốn di chuyển từ ổ đĩa này sang ổ khác thì nhấn và giữ phím Shift khi kéo)
+ Chọn trình đơn Edit | Cut hoặc kích phải chuột vào vùng chọn rồi chọn Cut; chuyển con trỏ đến thư mục cần chuyển đến; chọn trình đơn Edit | Paste hoặc kích phải chuột vào vùng trống trong thư mục rồi chọn Paste.
2.7 Xóa tập tin, thư mục
• Chọn tập tin hay thư mục cần xóa
• Nhấn phím Delete hoặc Chuột phải | Delete
Chú ý:
Xóa có thể khôi phục
Muốn xóa hằn giữ phím Shift => không khôi phục lại được
2.8 Phục hồi, xóa hẳn thư mục, tệp tin trong Recycle Bin
- Phục hồi
• Mở Recycle Bin
• Chọn đối tượng muốn phục hồi
• Kích chuột phải chọn restore hay file\ restore
- Nếu muốn xóa hẳn thì chọn đốitượng và delete
- Nếu muốn xóa tất cả thì chọn file\ empty Recycle Bin





2.9 Tìm kiếm tệp và thư mục
• Thực hiện một trong các cách sau:
– Vào Start | Search (hoặc Find)
– Trong WE nhấn nút Search trên thanh công cụ hoặc nhấn tổ hợp phím …
– Nhấn phím F3 từ màn hình Desktop hoặc từ cửa sổ WE


3. Quản lý các ổ đĩa
3.1 Đặt tên, xem các thông số ổ đĩa
• Mở cửa sổ Windows Explorer hoặc My computer
• Kích chuột phải tại ổ đĩa cần thao tác và chọn properties
• Gõ nhãn general
• Gõ tên nhãn đĩa
• Các thông số đĩa: used space (dung lượng đã dùng),
• free(dung lượng còn trống), capacity ( tổng dung lượng)
3.2 Format đĩa mềm
• Đưa đĩa mềm vào ổ A
• Mở cửa sổ Windows Explorer hoặc My computer
• Kích chuột phải vào biểu tượng đĩa mềm và chọn format
• Gõ tên nhãn đĩa vào mục Volume label
• Tích chọn các lựa chọn Quick format( format nhanh),
creat an MS-DOS startup disk( tạo đĩa khởi động DOS)
• Kích nút start để bắt đầu. Nếu đĩa có dữ liệu sẽ xuất hiện
hộp thoại thông báo ta chọn OK
• Khi hoàn tất ta kích vào OK sau đó kích chuột vào close
3.3 Xóa các file tạm ( tempoary file)
• Kích chuột phải vào tên ổ cứng và chọn properties
• Kích chuột vào nút disk cleanup
• Kích chuột để đánh dấu các file cần xóa rồi OK
3.4 Sắp xếp dữ liệu trên ổ đĩa
• Đóng tất cả các chương trình chạy trên windows
• Vào Start\ program\ accessories\ system tool\ disk defragmenter
• Chọn ổ đĩa và kích defragmenter
• Trong hộp thoại defragmenter drive có 3 tùy chọn:
Stop: dừng và không tiếp tục sắp xếp
Pause: dừng sắp xếp tạm thời
Show details: hiển thị chi tiết sắp xếp










Bài thực hành số 1:
1. Thi hành ứng dụng và thao tác trên cửa sổ Windows.
- Mở các cửa sổ My Computer, Recycle Bin. Đóng các cửa sổ này lại.
- Mở các cửa sổ Microsoft Office Word, Microsoft Office Excel, Notepad, Paint. Chuyển đổi giữa các cửa sổ và đóng các cửa sổ này lại.
- Mở cửa sổ Windows Explorer bằng các cách thực hiện các thao tác: phóng to, thu nhỏ, phục hồi, thay đổi kích thước, di chuyển và đóng cửa sổ. Bổ xung và loại bỏ các công cụ trên thanh công cụ.
2. Thao tác trên màn hình nền Desktop.
- Thay đổi ảnh nền của màn hình.
- Sử dụng chức năng bảo vệ màn hình ( Screen Saver )
- Thay đổi thời Stand by.
- Thay đổi độ phân giải của màn hình…
3. Sử dụng đồng hồ hệ thống ( clock ) trên thanh Taskbar.
- Xem và thay đổi date/ time của hệ thống.
- Ẩn/hiện đồng hồ ( clock ) trên thanh taskbar.
Hướng dẫn: Start\ Settings\ Taskbar and Start Menu. Chọn lớp Taskbar.
4. Xem\ thay đổi các quy ước hiển thị về Date, time, number, currency của hệ thống.
Hướng dẫn: chọn nút Start\ settings \ control panel \ regional and language options, sau đó chọn các chứ năng tương ứng.
5. Dùng Windows Explorer để quản lý thư mục ( folder ) và tập tin ( file ).
- Tạo cây thư mục như hình bên:
- Đổi tên thư mục:
LINH TINH  HO SO
BAI SOAN  LY THUYET
BAI TAP  THUC HANH
- Tạo thêm 2 thư mục BT EXCEL và BT WORD trong thư mục THUC HANH
- Gọi ứng dụng Microsoft Word và thực hiện:
+ Nhập đoạn văn bản bất kỳ, sau đó lưu lại ( file\ save ) với Tên tập tin ( filename ) là BT1.DOC trong thư mục VAN BAN.
Nhập đoạn văn bản bất kỳ, sau đó lưu lại với tên khác ( file\ save as ) là BT2.DOC trong thư mục BT WORD.
Chú ý: đóng ứng dụng Microsoft word sau khi tạo xong các tập tin.
- Sao chép tập tin BT1.DOC sang thư mục BT WORD.
- Đổi tên các tập tin: BT1.DOC  BAITAP1.DOC, BT2.DOC  BAITAP2.DOC.
- Di chuyển các tập tin trong thư mục BT WORD sang thư mục BT THEM.
- Mở 2 tập tin BAITAP1.DOC, BAITAP2.DOC để xem nội dung , sau đó đóng 2 tập tin này lại
- Xoá tập tin BT1.DOC trong thư mục VAN BAN.
6. Sử dụng chức năng tìm liếm tập tin và thư mục ( start \ search\ for files or folders )
- Tìm các tập tin có phần mở rộng là .DOC.
- Xác định thư mục chứa các mục vừ tìm được.
- Xoá toàn bộ cây thư mục vừa tạo.

















PHẦN III: MẠNG CƠ BẢN VÀ INTERNET
Bao gồm các bài:

Ø BÀI 7: MẠNG CĂN BẢN
Ø BÀI 8: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET







BÀI 7: MẠNG CĂN BẢN
1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
a. Môi trường làm việc đơn lẻ:
• Máy tính cá nhân trong môi trường làm việc đơn lẻ (stand alone) là công cụ rất hiệu quả giúp bạn xử lý số liệu , văn bản, đồ họa nhưng không cho pháp chia sẻ tài nguyên một cách nhanh chóng.
• Trước khi có mạng cách duy nhất để dùng chung máy in là thay nhau ngồi vào máy tính nối với máy in. Đó chính là nhược điểm lớn nhất của môi trường làm việc đơn lẻ.
b. Môi trường mạng
• Mạng máy tính bao gồm hai hay nhiều máy tính được nối với nhau bằng dây dẫn sao cho chúng có thể dùng chung dữ liệu.
• Đối với mạng việc chia sẻ máy in và các thiết bị khác cùng với dữ liệu trở lên dễ dàng và nhanh chóng, đảm bảo tính đồng nhất và chính xác về dữ liệu.
• Các máy tính cấu thành mạng còn liên kết với các hệ thống truyền thông đặc biệtđể tạo các mạng phạm vi toàn cầu.
c. Định nghĩa mạng máy tính.
* Mạng máy tính là một tập hợp các thiết bị máy tính được nối với nhau theo một kiến trúc nào đó để chia sẻ tài nguyên mạng.
* Việc nối mạng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thông tin cũng như nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên từ vị trí khác nhau:
• Trao đổi thông tin
• Chia sẻ thông tin
• Chia sẻ tài nguyên
• Lưu giữ thông tin
• Bảo vệ thông tin
• Tăng độ tin cậy của hệ thống.
2. PHÂN LOẠI MẠNG
2.1 Phân loại mạng theo phạm vi địa lý
* Mạng máy tính có thể phân bố trên một lãnh thổ nhất định và có thể phân bố trong phạm vi quôc gia hay quốc tê.
* Dựa vào phạm vi phân bố của mạng người ta phân ra các loại mạng:
– LAN ( Local Area Network): mạng nội bộ
– MAN (Metropolitan Area Network): mạng đô thị
– WAN ( Wide Area Network): mạng diện rộng
– GAN (Global Area Network): mạng toàn cầu
2.2 Phân loại mạng theo kỹ thuật chuyển mạch
2.2.1 Mạng chuyển mạch kênh
Khi có hai thực thể cần trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng được thiết lập mottj kênh cố định và duy trì cho tới khi 1 trong 2 bên ngắt liên lạc. Đây gọi là mạng chuyển mạch kênh.
2.2.2 Mạng chuyển mạch thông báo
• Thông báo (message) là một đơn vị thông tin của người sử dụng có khuôn dạng được quy định trước.
• Mạng chuyển mạch thông báo thích hợp với các dịch vụ thông tin như thư điện tử, và các thông tin truyền thông hơn là đối với các áp dụng có tính chất thời gian thực vì tồn tại độ trễ và xử lý thông tin tại mỗi nút.
2.2.3 Mạng chuyển mạch gói
• Mỗi thông báo được chia thành nhiều phần nhỏ hơn gọi là các gói tin có khuôn dạng quy định trước. Mỗi gói tin có chứa thông tin địa chỉ nguồn và đích.
• Mạng chuyển mạch gói truyền các gói tin qua mạng nhanh hơn và hiệu quả hơn mạng chuyển mạch thông báo.
• Việc tích hợp hai kỹ thuật chuyển mạch kênh và gói trong một mạng thống nhất đang là một trong những xu hướng phát triển mạng ngày nay.
2.3 Phân loại mạng theo mô hình
* Máy tính khi kết nối mạng được phân chia thành ba loại tùy theo phương thức sử dụng tài nguyên và dịch vụ trên mạng:
• Máy chủ (server): cung cấp tài nguyên và các dịch vụ cho các máy trên mạng.
• Máy trạm (client): không cung cấp tài nguyên mà chỉ sử dụng tài nguyên từ mạng.
• Peer: cung cấp tài nguyên đồng thời cung cấp tài nguyên cho mạng.
Dựa vào cách mà các máy tính được nối vào mạng, mạng máy tính được chia thành 3 mô hình cơ bản:
+ Mô hình trạm – chủ (server-client): các máy trạm được nối với các máy chủ nhận quyền truy cập mạng từ máy chủ. Các ứng dụng và tài nguyên mạng đều do máy chủ quản lý.
+ Mô hình mạng ngang hàng (peer to peer): Mô hình này không có máy chủ, các máy trên mạng chia sẻ tài nguyên không phụ thuộc vào các máy khác. Mô hình này không thể sử dụng hết tất cả các tài nguyên trên mạng.
+ Mô hình lai (Hybrid): mô hình này là sự kết hợp giữa client – server và peer to peer. Phần lớn các mạng máy tính trên thực tế thuộc mô hình này.
Mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm khác nhau đối với từng chỉ tiêu đánh giá như: tính bảo mật, sự cài đặt, khả năng mở rộng mạng…

3. CÁC THIẾT BỊ MẠNG
3.1 Card mạng – NIC (network interface card): để đấu nối các máy tính với phương tiện truyền dẫn. Nó đóng gói thông tin thành các frame hoàn chỉnh, mã hóa đường dây và thực hiện một phương thức truy nhập phương tiện truyền dẫn nào đó để truyền thông tin đi.
• Ngược lại nó thu nhận tín hiệu trên đường truyền dẫn, đồng bộ bit để xác định các bit của frame nhận được , kiểm tra lỗi xác định địa chỉ gói tin đó có phải dành cho máy này hay không.
3.2 Hub: là thiết bị trung tâm để nối nhiều máy tính với nhau .có thể coi Hub là một repeater đa cổng.
• Khi máy tính truyền dữ liệu thi dữ liệu sẽ tới tất cả các cổng của hub.
• Điều này không những chỉ cho phép tối đa hai máy trao đổi dữ liệu mà còn làm giảm thông lượng đường truyền và làm mạng dễ bị xung đột dẫn đến nghẽn mạng.
3.3 Modem: là thiết bị trung gian để có thể kết nối máy tính nhờ vào đường điện thoại tương tự đã có sẵn. Modem có thể thực hiện chuyển đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số cà ngược lại.
Hoạt động của modem thường bao gồm 2 chức năng chính:
+ Điều chế: là quá trình biến đổi tín hiệu số từ máy tính thành tín hiệu tương tự để truyền trên đường truyền tín hiệu tương tự.
+ Giải điều chế: là quá trình ngược lại với điều chế, thực hiện biến đổi tín hiệu tương tự nhận được từ đường truyền thành dạng tín hiệu số mà máy tính có thể xử lý được.
3.4 Repeater: là hai cáp nối với nhau thông qua một thiết bị của một vài công nghệ mạng LAN.
• Một repeater là thiết bị điện tương tự mà có tác dụng duy trì tín hiệu điện trên một cáp.
• Khi cảm nhận được tín hiệu trong một cáp này thì nó sẽ khuếch đại tín hiệu đến cáp kia.
• Repeater không hiểu được định dạng của frame cũng như chúng không có địa chỉ vật lý.
• Repeater nối trực tiếp với cáp ethernet và chuyển bản sao chép tín hiệu điện từ cáp này sang cáp khác mà không chờ nhận đủ một frame.
3.5 Brigde: cũng giống như repeater một brigde là một thiết bị điện mà có thể kết nối hai đoạn mạng LAN.
• Nhưng brigde có thể hiểu được một frame và dùng một thiết bị phần cứng mạng giống với máy tính thông thường.
• Brigde trở lên phổ biến hơn repeater bởi chúng có thể cô lập được các sự cố.
• Brigde là cầu nối một thiết bị phần cứng được sử dụng để mở rộng mạng LAN. Một brigde kết nối hai đoạn mạng truyền tiếp các frame từ một đoạn mạng này đến một đoạn mạng khác, brigde không truyền tiếp các nhiễu hoặc xung đột xuất hiện trong một đoạn mạng.
• Hầu hết các Brigde được gọi là các cầu nối thích ứng bởi chúng có thể đọc vị trí của máy tính một cách tự động.
Brigde thực hiện hai tính toán:
+ lấy địa chỉ vật lý từ nguồn header frame
+ lấy địa chỉ vật lý đích từ frame và quyết định có truyền tiếp frame.

3.6 Router: là một thiết bị thông minh, nó có thể thực hiện giải thuật chọn đường đi tối ưu cho các gói tin theo một chỉ tiêu nào đó.
• Router là thiết bị hoạt động ở 3 lớp, nó cho phép nối các kiểu mạng khác nhau thành một liên mạng.
• Một liên mạng bao gồm nhiều mạng độc lập được kết nối mà vẫn duy trì các định danh độc lập với nhau.
• Liên mạng có thể bao gồm các loại mạng khác nhau ( ethernet, token ring) việc dùng router để kết nối liên mạng mang lại một số lợi ích:
+ giảm lưu thông trên mạng
+ tối ưu hóa điện năng
+ đơn giản hóa việc quản trị mạng
+ hiệu quả hơn đối với các mạng có chiều dài.
* Router bao gồm cả phần cứng và phần mềm:
+ phần cứng có thể là một máy chủ, một máy tính hoặc một hộp đen đặc biệt
+ phần mềm trên một router có thể được chia thành hai phần chính là phần hệ điều hành và routing protocol. Phần mềm quản lý cũng có thể coi là một thành phần của router.

3.7 Gateway:
• Cổng nối là một tổ hợp của phần cứng và phần mềm làm nhiệm vụ kết nối các mạng diện rộng lại với nhau.
• Cổng nối được thiết kế để nối các mạng khác nhau về cơ bản. Chúng có thể dịch các thông điệp từ dạng này sang dạng khác bằng cách sử dụng dịch vụ chuyển đổi giao thức và chọn đường đi.
• Trong cổng nối hệ thống phần mềm được xây dựng thành các module có thể thực hiện chức năng định tuyến, bảo mật, quản lý dịch vụ, tính cước.













BÀI 8: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET
I: TỔNG QUAN VỀ INTERNET
1. GIỚI THIỆU BỘ TRÌNH DUYỆT WEB INTERNET EXPLORER
1.1 Sử dụng web
* Chọn Address sau đó nhập địa chỉ cần truy nhập
* Tìm kiếm các web:
• Chọn search rồi nhập một hay một cụm từ
• Hoặc chọn address
* Sử dịnh các trang web tương tự như trang web đang mở mà không phải tìm kiếm chọn đặc tính Show Releted links.
* Xem lại một danh sách các trnag web chọn history.
1.2 Truy nhập nhanh vào một trang web
Bổ sung các trang web sử dụng thường xuyên vào danh sách Favorites.
2. DUYỆT WEB NHANH
2.1 Mở một trang web hay một folder hoặc để chạy một chương trình.
Mở một trang web nhập địa chỉ vào mục Address rồi chọn Go
Để duyệt qua các folder từ thanh Address gõ tên vào ổ đĩa rồi chọn Go
VD: C:\ my document
2.2 Liên kết với các trang web đã xem gần đây
• Để trở lại trang cuối cùng chọn Back
• Để trở về trang trước chọn Forward
2.3 Liên kết với các trang web riêng biệt
• Trở lai mặc định chọn Home
• Chọn một trang web ưa chuộng chọn Favorites
• Chọn một trang web trong số các trang đã xem gần đây nhất chọn History

2.4 Dừng một trang web không hoạt động chọn Stop
• Kích hoạt trang web không hiển thị chọn Refresh
2.5 Tìm kiếm từ thanh Address
Bước 1: trên menu tools chọn internet options
Bước 2: chọn tiếp Advanced
Bước 3: trong hộp thoại Search from the address bar chọn các tùy chọn:
• Xem một danh sách các mục phù hợp trong thanh search và hiển thị trang web phù hợp nhất: display the result, and goot the most likely site.
• Xem một danh sách các mục phù hợp trong cửa sổ chính chọn: Just display the
resluts in the main window.
• Xem trang web phù hợp nhất chọn: Just go to the most likely site.
• Tắt việc làm tìm kiếm từ thanh Address, chọn Do not search from the address bar.













II: TÌM KIẾM CÁC TRANG WEB MONG MUỐN
1. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
• Bước 1: chọn search gõ một cụm từ hoặc chọn Go, Find
• Bước 2: sau khi đến trang web có thể tìm kiếm text chuyên biệt bằng cách chọn menu edit\ find (on this page).
2. LIỆT KÊ CÁC TRANG ƯA CHUỘNG ĐỂ XEM NHANH
2.1 Bổ sung một trang vào danh sách các trang ưa chuộng
Chọn favorites\ add
2.2 Bổ sung một trang vào thanh Links
• Bước 1: Rê biểu tượng dùng cho trang đó từ thanh address đến thanh links.
• Bước 2: Rê một liên kết từ một trang web đến thanh links.
• Bước 3: Rê một liên kết đến folder links trong danh sách favorites.
2.3 Thay đổi trang chủ
• Bước 1: Đến trang xuất hiện khi khởi động internet explorer trước.
• Bước 2: Trên menu tool \ options.
• Bước 3: Chọn general.
• Bước 4: Dưới home page chọn use current.
* Phục hồi trang chủ gốc chọn use default.
3. DÙNG CHUNG CÁC BOOKMARK VÀ CÁC FAVORITES
• Bước 1: Chọn menu file\ import and export
• Bước 2: Chọn next
• Bước 3: Chọn import favorite
• Bước 4: Chọn finish


4. TÌM CÁC TRANG ĐÃ XEM GẦN ĐÂY NHẤT
4.1 Tìm một trang đã xem trong một vài ngày gần đây
• Chọn history
• Chọn week hoặc day
• Chọn view
4.2 Tìm một trang vừa mới xem
Chọn back hoặc forward
4.3 Nhập vào web nhanh hơn
• Đặc tính của autocomplete lưu các mục trước đã tạo ra trong địa chỉ web form và các password.
• Trong thanh address, một field trên một trang web hoặc một hộp dùng cho một tên người sử dụng hoặc password bắt đầu việc gõ nhập thông tin.
• Nếu một đề nghị trong danh sách phù hợp với những gì muốn nhập trong field đó, hay chọn đề nghị đó. Nếu không tiếp tục gõ nhập.
4.4 Chỉnh sửa các cài đặt Autocomplete
Bước 1: Trên menu tool \ internet options
Bước 2: Chọn content
Bước 3: Trong hộp Personal imformation\ autucomplete
Bước 4: Đánh dấu các tùy chọn dùng trong autocomplete
4.5 Xóa các mục autocomplete từ danh sách thanh address
Bước 1: Trên menu tools\ internet options
Bước 2: Chọn general
Bước 3: Dưới history chọn clear history
4.6 Hiệu chỉnh các ngày mà danh sách history truy vết các trang
Bước 1: Trên menu tool\ internet option
Bước 2: Chọn tiếp general
Bước 3: Dưới history thay đổi số ngày như mong muốn.
III: THƯ ĐIỆN TỬ
1. DỊCH VỤ THƯ ĐIỆN TỬ ( EMAIL )
• Là hình thức gửi thư trên mạng, trao đổi thông tin nhanh chóng, tiện lợi.
• Mỗi người muốn sử dụng Email phải đăng ký với một MailServer (Nhà cung cấp mail) để tạo một tài khoản mail (Mail Account).
Ví dụ Mail Server:
• Mail.yahoo.com
• Gmail.com
• Hotmail.com,…
• Tài khoản mail gồm có:
– Địa chỉ Mail: có dạng
thông_tin_người_dùng@thông_tin_tên_miền
• Thông_tin_người_dùng: Do người dùng đặt và thường mang tính gợi nhớ.
• Thông_tin_tên_miền: Gồm có một xâu các nhãn cách nhau bởi một dấu chấm (“.”) ó thể hiện nhà cung cấp
• Thông_tin_người_dùng và Thông_tin_tên_miền cách nhau bởi kí tự “@”.
Ví dụ: trinhxuan@gmail.com
– Mật khẩu (Password): chìa khóa để mở hộp thư.
– Cấu trúc chung của một thông điệp thư điện tử:
– Bì thư (Envelope) và
– Nội dung thư (Body)
* Bì thư:
– To (gửi đến): Địa chỉ của người nhận thư.
– From: Địa chỉ của người gửi thư.
– Subject: Mô tả ngắn gọn về nội dung của thông điệp.
– Cc (Carbon Copy): Đồng gửi hiện
– Bcc (Blind Carbon Copy): Đồng gửi ẩn.
– Attach Files: đính gửi kèm các tập tin.
– Date: Thời gian mà thông điệp bắt đầu được gửi.
* Nội dung thư: chứa toàn bộ nội dung bức thư.
3.2 GỬI THƯ ĐIỆN TỬ
Bước 1: đăng nhập vào internet
Bước 2: khởi động trình duyệt internet explorer
Bước 3: nhập địa chỉ mail.yahoo.com vào dòng address của trình duyệt.
Bước 4: gõ tên vào yahoo ID và nhập password và chọn sign in để vào hộp thư.
Bước 5: nếu muốn soạn thư mới thì nhấp chuột vào dòng siêu liên kết Compose để có trang soạn thư.
Bước 6: với các mục:
• To: nhập địa chỉ mail cần gửi.
• Subject: tiêu đề, nội dung
• Bcc: muốn gửi cho nhiều người, gõ tiếp các địa chỉ cách nhau bởi dấu “,”.
• Use my signature : chèn chữ ký điện tử vào thư.
Bước 7: để gửi file đính kèm cho thư chọn attachments trong trang chọn file, kích chuột vào nút browse để chọn file cần gửi kèm.
• Sau khi chọn file kích vào attach to message để đưa file vào danh sách, khi đó có thể chọn tiếp các file khác.
• Sau khi chọn file chọn done để file vào thư cần gửi .khi tạo xong chọn send để gửi.








* Giao diện của yahoo!mail











* Giao diện của gmail


* Một số nguyên tắc khi gửi thư:














PHẦN IV: HỆ SOẠN THẢO MICROSOFT WORD

Bao gồm các phần chính:
 BÀI 9: CÁC THAO TÁC HIỆU CHỈNH VÀ ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
 BÀI 10: LÀM VIỆC VỚI BẢNG






BÀI 9: CÁC THAO TÁC HIỆU CHỈNH VÀ ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
1. MÀN HÌNH SOẠN THẢO
1.1 Giới thiệu chung
• Word là một phần mềm soạn thảo văn bản thuộc bộ phần mềm microsoft office. Word chuyên dùng để soạn thảo các loại văn bản, công văn, tạp chí…
• Ngoài chức năng cơ bản là một hệ soạn thảo lý tưởng, word còn có nhiều chức năng phong phú khác như lập bảng biểu, trang trí văn bản bằng hình ảnh…
1.2 Khởi động chương trình word
* Có nhiều cách để khởi động một chương trình ứng dụng trong môi trường windows, có 2 cách người ta hay sử dụng:
• Cách 1: chọn start\ program\microsoft office\ microsoft word.
• Cách 2: kích chuột vào biểu tượng shortcut microsoft word trên desktop.
Chú ý: Trong quá trình soạn thảo thường xuyên thực hiện thao tác lưu lại
1.3 Màn hình của microsoft word
• Thanh tiêu đề (title bar): cho biết tên tài liệu đang soạn thảo.
• Thanh thực đơn (menu bar): là dòng chứa các lệnh của word. Khi kích chuột vào các lệnh trên thanh thực đơn thì word trả xuống một thực đơn dọc với các lệnh.
• Thanh tiêu chuẩn (standard bar): gồm các nút lệnh xử lý văn bản thường sử dụng.
• Thanh định dạng (formatting bar): cho phép định dạng nhanh các thuộc tính như căn chỉnh lề, cỡ chữ, kiểu chữ…
• Thanh cuốn dọc: cho phép kéo trang văn bản từ trên xuống hoặc ngược lại để xem nội dung bị che khuất.
• Thanh cuốn ngang: cho phép kéo trang văn bản từ phải qua trái hoặc ngược lại để xem nội dung bị che khuất.
• Thước kẻ: cho biết giới hạn lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới của một văn bản. Thước kẻ cho biết vị trí dừng khi sử dụng tab.
• Thanh trạng thái (status bar): hiển thị thông tin thống kê tài liệu hiện thời tài liệu đang dược soạn thảo.
• Vùng soạn thảo văn bản: là vùng làm việc soạn thảo hay đưa các đối tượng khác vào văn bản.
Giao diện của Microsoft word





2. CÁC THAO TÁC SOẠN THẢO
2.1 Soạn thảo tiếng việt
* Microsoft word sử dụng trạng thái ngầm định để soạn thảo văn bản là Anh ngữ. Để soạn thảo văn bản bằng tiếng việt thì ta phải cài đặt bộ mã và các font chữ Việt chuẩn.
* Có rất nhiều bộ cài gõ tiếng việt điển hình là bộ unikey, vietkey…
* Có 2 cách gõ tiếng việt:
 Nếu sử dụng bảng mã unicode ta sử dụng các font chữ có sẵn của bộ microsoft office như: time new roman, arial, tahoma…
 Nếu sử dụng bảng mã TCVN3: ta phải sử dụng các font chữ bắt đầu là .Vnxxxx như: .Vntime, .Vnarial…
2.2 Cách đánh tiếng việt
Chữ tiếng việt Cách gõ Dấu tiếng việt Cách gõ
ă aw Dấu sắc s
â aa Dấu huyền f
đ dd Dấu ngã x
ê ee Dấu hỏi r
ô oo Dấu nặng j
ơ ow,[
ư uw,w,]






2.3 Nhập văn bản
• Văn bản nhập vào từ bàn phím sẽ hiện ra tại vị trí con trỏ trong cửa sổ tài liệu. Chúng ta bắt đầu nhập văn bản từ sát mép trái màn hình, khi dòng văn bản dài quá lề phải, word sẽ tự động xuống dòng.
• Với các chữ cái đầu câu, chúng ta nhấn và giữ phím shift khi đánh chữ cái thường để nhận được chữ hoa.
• Với cả câu là chữ hoa có dấu:
 Nếu sử dụng bảng mã Unicode thì ta bấm phím Caps lock rồi gõ bình thường.
 Nếu sử dụng bảng mã TCVN3 thì ta đánh bình thường rồi sau đó định dạng lại kiểu chữ bằng các font .VnxxxxH, .VntimeH, .VnarialH…
Không bấm dấu cách hay phím Tab để làm độ thụt đầu mỗi đoạn.
2.4 Soạn một văn bản mới
Chọn một trong các cách sau:
• Cách 1: chọn file\ New
• Cách 2: bấm tổ hợp phím Ctrl + N
• Cách 3: kích chuột vào new trên thanh công cụ


2.6 Lưu văn bản
Khi cần lưu một văn bản vào đĩa ta thực hiện:
• Bước 1: thực hiện một trong các cách sau:
+ Cách 1: chọn file\ save
+ Cách 2: bấm tổ hợp phím Ctrl + S
+ Cách 3: kích chuột vào save trên thanh công cụ
* Có 2 khả năng xảy ra
- Nếu văn bản đã có tên được mở ra xem, sửa, word sẽ tự động ghi lại sự thay đổi mà không đưa ra một yêu cầu nào cả.
- Nếu văn bản mới soạn sẽ xuất hiện hộp thoại Save as
• Bước 2: đặt tên cho file ở mục file name. chọn thư mục muốn lưu trong hộp save in.
• Bước 3: kích chuột vào nút save.


2.7 Thoát khỏi chương trình
Để thoát khỏi chương trình
• Cách 1: chọn file\ exit
• Cách 2: bấm tổ hợp phím Alt + F4
• Cách 3: Kích chuột vào nút close
3. CÁC THAO TÁC HIỆU CHỈNH
* Các thao tác hiệu chỉnh trong văn bản gồm các việc như: hiệu chỉnh font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, nghiêng…
* Để hiệu chỉnh văn bản ta thực hiện các bước:
+ Bước 1: chọn (bôi đen) nhóm chữ, đoạn văn bản, khối văn bản cần hiệu chỉnh.
+ Bước 2: chọn format\ font.
+ Bước 3: chọn font chữ thích hợp trên hộp danh sách font
+ Bước 4: chọn kiểu chữ thích hợp trong hộp danh sách font style.
• Regular: kiểu chữ bình thường
• Italic: kiểu chữ nghiêng
• Bold: kiểu chữ đậm
• Bold Italic: kiểu chữ đậm nghiêng
+ Bước 5: chọn cỡ chữ thích hợp trên danh sách size
+ Bước 6: chọn màu chữ thích hợp trên hộp font color
+ Bước 7: kích chuột vào ok để chấp nhận.

4. CÁC THAO TÁC ĐỊNH DẠNG
• Bước 1: chọn đoạn văn bản cần định dạng
• Bước 2: chọn format\ paragraph
• Bước 3: chọn thẻ indent and spacing
• Bước 4: xác định lề của đoạn văn bản trong mục alignment
Left: dóng thẳng mép trái cho đoạn văn bản
Right: dóng thẳng mép lề phải cho đoạn văn bản
Centered: lấy tâm là giữa 2 lề trái phải, điều chỉnh dãn dòng đoạn văn bản đều 2 bên.
Justified: dóng thẳng cả 2 mép lề trái, phải đều 2 bên.
• Bước 5: xác định độ thụt cho đoạn văn bản trong mục Indentation
Left: lùi dòng văn bản tính từ mép trong của lề trái x cm.
Right: lùi dòng văn bản tính từ mép trong của lề phải x cm.
Special: đặc biệt
First line: lùi dòng đầu tiên của đoạn văn bản tính từ mép trong của lề trái x cm.
Hanging: lùi toàn bộ văn bản từ dòng đầu tiên của đoạn văn bản tính từ mép trong của lề trái x cm.
• Bước 6: xác định khoảng cách giữa các đoạn văn bản trong mục Spacing.
Before: khoảng cách phía trên của dòng đầu đoạn văn bản này đến dòng cuối của đoạn văn bản khác.
After: khoảng cách phía sau của dòng cuối đoạn văn bản này đến dòng đầu tiên đoạn văn bản kia.
• Bước 7: xác định khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn bản trong mục line spacing
Singe: khoảng cách là một dòng
1,5 line: khoảng cách là 1,5 dòng
Double: khoảng cách là 2 dòng…
• Bước 8: chọn ok
4.2 Đánh số trang văn bản
Để chèn số trang cho tài liệu ta thực hiện:
* Bước 1: chọn lệnh insert\ page number
* Bước 2: Chọn vị trí đặt số trang trong mục Position và Alignment
• Position: chọn một trong 2 tùy chọn:
+ Top of page (header): điền số trang vào đầu mỗi trang.
+ Bottom of page (footer): điền số trang vào cuối mỗi trang.
• Alignment: chọn một trong các tùy chọn
+ Left: đặt số trang vào sát mép trong của lề bên trái đầu hay cuối trang
+ Right: đặt số trang vào sát mép trong của lề bên phải đầu hay cuối trang
+ Center: đặt số trang nằm giữa hai lề đầu hay cuối trang
+ Inside: đặt số trang vào mép trong của trang văn bản.
+ Outside: đặt số trang vào mép ngoài của trang văn bản.
* Bước 3: chọn ok








4.3 Cài đặt Tab
Để cài đặt Tab, chúng ta thực hiện:
Bước 1: chọn đoạn văn bản cần đặt tab.
Bước 2: chọn lệnh format\ tab.
Bước 3: nhập giá trị điểm dừng tab theo đơn vị hiển thị của thước kẻ trong mục tab stop position.
Bước 4: chọn kiểu điểm dừng tab trong mục Alignment.
Left: dóng thẳng mép trái tại vị trí điểm dừng
Center: lấy điểm dừng tab làm tâm, điều chỉnh dãn dòng đều 2 bên.
Right: dóng thẳng mép phải tại vị trí điểm dừng.
Decimal: chỉnh thẳng cột số liệu theo dấu chấm thập phân.
Bar: chèn vạch thẳng đứng tại vị trí điểm dừng





4.4 Thiết lập trang in
Trước khi in chúng ta phải thiết lập trang in như sau:
* Bước 1: chọn lệnh file\ page setup.
* Bước 2: trong thẻ Margins chúng ta đặt khoảng cách từ các mép giấy đến danh giới văn bản trong mục Margins
• Top: lề trên
• Bottom: lề dưới
• Left: lề trái
• Right: lề phải
• Guiter: phần chừa để đóng gáy
* Bước 3: chọn hướng in văn bản ra giấy trong mục Orientation
• Portrait: in đứng theo chiều dọc khổ giấy
• Landscape: in ngang theo chiều ngang khổ giấy
* Bước 4: chọn thẻ paper, chọn khổ giấy trong mục paper size
* Bước 5: kích chuột chọn ok

4.5 In văn bản
* Muốn in một tài liệu ra một máy in nào đó yêu cầu phải cài đặt các chương trình in tương ứng với máy in. Máy in nạp giấy chờ lệnh in từ các chương trình ứng dụng. Để in nhanh tất cả các trang của tài liệu ta kích chuột vào nút print trên thanh công cụ. Để in theo lựa chọn của người sử dụng ta thực hiện:
• Bước 1: chọn một trong 2 cách sau:
Cách 1: Chọn file\ print
Cách 2: bấm tổ hợp phím Ctrl + P
• Bước 2: chọn vùng in cho tài liệu trong mục page range
All: in toàn bộ cho văn bản
Current page: chỉ in trang hiện thời có trong văn bản
Selection: chỉ in vùng văn bản được chọn (bôi đen)
Pages: chỉ in theo số trang in
• Bước 3: chỉ định số bản sao trong mục Number of copies
• Bước 4: Chọn ok để ịn tài liệu ra máy

BÀI 10: LÀM VIỆC VỚI BẢNG
1. GIỚI THIỆU BẢNG
* Khái niệm: Bảng là một tuyển tập các ô được tổ chức thành hàng và cột. Mỗi ô có chứa văn bản, số, đồ họa. Các văn bản có thể được định dạng bằng những công cụ trong word.


2.1 sử dụng hộp thoại insert table
* Các bước thực hiện:
• Bước 1: di chuyển điểm chèn tới nơi mà muốn bắt đầu tạo bảng
• Bước 2: từ table \ insert table
• Bước 3: nhập vào số hàng và số cột trong vùng table size
• Bước 4: chọn autofit khác nếu cần thiết.
• Bước 5: nhấn vào autoformat để chọn một định dạng bảng nếu cần thiết
• Bước 6: nhấp chuột vào ok để tạo bảng



2.2 Vẽ một bảng
* Để vẽ một bảng ta làm các bước như sau:
Bước 1: chuyển sang chế độ print layout nếu cần thiết.
Bước 2: chọn 1 trong 2 cách sau:
• Cách 1: chọn table\ draw table
• Cách 2: hiển thị thanh công cụ tables and borders và chọn draw table. con trỏ chuột sẽ trở thành cây bút chì.
Bước 3: trỏ đến nơi mà bạn muốn góc trên bên phải của bảng xuất hiện
* Và tiếp tục vẽ bảng theo ý muốn
2.2.1 Copy, di chuyển, xóa bảng
a. Copy bảng
• Bước 1: chọn bảng cần copy
• Bước 2: di chuột và bôi đen bảng
• Bước 3: nhấn chuột phải chọn copy hay tổ hợp phím Ctrl + C
• Bước 4: chọn nơi muốn copy tới và nhấn Ctrl + V hoặc nhấp chuột phải chọn paste
b. Di chuyển bảng
* Khi bảng đã được tạo xong nếu muốn di chuyển bảng theo ý muốn thì đưa con trỏ chuột tới góc trên bên trái của bảng chọn và di chuyển theo tùy chọn.
c. Xóa bảng
Chọn bảng cần xóa bôi đen bảng và chọn delete.
d. Trộn các ô
• Đánh dấu các ô cần trộn
• Chọn lệnh table\ merge cells



e. Tách các ô
• Đánh dấu ô cần tách
• Chọn lệnh table\ split cells. Trong mục number of columns đánh số ô cần tách.
• Chọn ok
2.2.2 Hiệu chỉnh bảng
a. Chọn ô
- Chọn một số ô: đưa trỏ chuột vào ô thứ nhất. Bấm và rê chuột tới ô cần chọn.
- Chọn một cột: bấm chuột vào mép trên cùng đường lưới hay đường kẻ khung.
- Chọn 1 hàng: đưa chuột về bên trái hàng, bấm trỏ chuột vào thanh đánh dấu.
- Chọn toàn bảng: chọn từ cột trái rê sang cột phải hay table\ select table.
b. Chèn thêm ô hàng cột vào bảng
Để chèn thêm ô, hàng, cột vào bảng:
Bấm chọn ô hay các ô nơi muốn chèn thêm ô mới kế sau đó.
Chọn table\ insert:
Có một số lựa chọn:
+ columns to the left: chèn cột mới vào bên trái ô được chọn.
+ columns to the right: chèn cột mới vào bên phải ô được chọn.
+ rows above: chèn hàng mới vào phía trên ô được chọn.
+ rows below: chèn hàng mới vào phía dưới ô được chọn.
• Muốn chèn ô bấm chuột vào cells và bấm chọn các vị trí chèn tương ứng.
• Bấm nút chọn ok.
• Để chèn thêm hàng vào cuối bảng. Đặt điểm trỏ vào ô cuối cùng rồi bấm tab.





c. Thay đổi độ rộng cột, kích thước các ô
 Sử dụng chuột và thanh thước kẻ
+ Đưa con trỏ text vào trong bảng.
+ Đưa con trỏ chuột đến vạch giữa các cột, khi con trỏ trở thành 2 đường thẳng song song có mũi tên 2 chiều thì kéo chuột tới vị trí cần chọn.
+ Hoặc đưa con trỏ chuột lên thước vào các nút phân cột. Khi trỏ chuột biến thành mũi tên 2 chiều thì rê chuột tới vị trí mới.
 Sử dụng thanh thực đơn
+ Đưa con trỏ text vào trong bảng.
+ Chọn table\ table properties.
+ Xác định các lựa chọn tương ứng và bấm ok.



2.2.3 Tạo đường kẻ, viền khung
a. Sử dụng thanh thực đơn
Chọn vùng bảng cần kẻ khung.
Chọn lệnh format\ border and shading
Gồm 3 thẻ:
Ø Thẻ border:
Trong mục setting chọn một đường viền cho khung bảng. None – không có viền, box - tạo đường viền xung quanh, all - tạo đường viền trong và ngoài bảng, custom - tạo đường viền cho từng cạnh.







CHÚ Ý: CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI SOẠN THẢO VĂN BẢN
1. Khi đánh số trang lại thấy xuất hiện chữ Page mà không hiện ra số trang :- Khắc phục : Vào menu Tools > Options > chọn thẻ View rồi hủy dấu kiểm trong ô Fiel codes > nhấn OK.
2. Để bỏ đường viền bao quanh văn bản: - Bạn vào menu Tools > Options > Chọn thẻ View rồi hủy dấu kiểm trong ô Text boundaries > nhấn OK.
3. Khi hết dòng hoặc nhấn enter xuống dòng thì xuất hiện các số thứ tự để đếm dòng :- Khắc phục: Vào menu File > Page setup > chọn thẻ Layout rồi nhấn nút LineNumbers… > bỏ dấu kiểm trong ô Add line numbering > nhấn OK.
4. Khi nhấn phím Tab thì xuất hiện dấu mũi tên:- Khắc phục: Vào menu Tools > Options > Chọn thẻ View rồi hủy dấu kiểm trong ô Tab Characters > nhấn OK.
5. Khi kẻ hình vẽ hay Text box thì xuất hiện đường viền bao quanh rất khó thao tác:- Khắc phục: Vào menu Tools > Options > Chọn thẻ Genaral rồi hủy dấu kiểm trong ô Automatic Create… > nhấn OK.
6. Khi nhấn phím Home hay End thì không có tác dụng:- Khắc phục: Vào menu Tools > Options > Chọn thẻ Genaral rồi hủy dấu kiểm trong ô Navigation keys for Wordperfect users > nhấn OK.
7. Trên văn bản có màu nền là màu xanh và chữ màu trắng:- Khắc phục: Vào menu Tools > Options > Chọn thẻ Genaral rồi hủy dấu kiểm trong ô Blue background, white text > nhấn OK.
8. Chèn hình vào văn bản nhưng không thấy hình ảnh hiện lên:- Khắc phục: Vào menu Tools > Options > Chọn thẻ View rồi hủy dấu kiểm trong ô Picture Placeholders > nhấn OK.
9. Khi in văn bản nhưng lại in từ cuối trang lên đầu trang:- Khắc phục: Vào menu Tools > Options > Chọn thẻ Print rồi hủy dấu kiểm trong ô Reverse Print order > nhấn OK.
10. Đánh chữ nhưng không thấy chữ và trên thước lại không thấy số (tất cả đều biến thành màu trắng)- Khắc phục: Trên Destop bạn nhấn chuột phải chọn Properties > chọn thẻ Appearance > chọn tiếp mục Advanced rồi nhấn chuột vào dòng chữ Message text và tại hộp Color bạn chọn lại màu đen và nhấn OK > nhấn OK lần nữa..
11. Chữ “i” bướng bỉnh Soạn thảo với font TCVN3-ABC có thể xuất hiện tình huống nhập từ kết thúc có chữ “i” lại hóa “I” ví dụ từ “tôi” trong câu “Hà Nội và tôi” sẽ thành “tôI”. Thủ phạm gây ra hiện tượng đó là do tùy chọn sửa tự động AutoCorrect của MS Word hiểu nhầm từ ngữ của ta với của Tây, chữ cái biểu thị ngôi thứ nhất trong Anh văn luôn được viết hoa là “I”. Khắc phục nó, cần truy cập trình đơn Tool của MS Word, lựa chọn AutoCorrect Option, bỏ dấu tick ở Replace text as you type.
Một tình trạng khác là chữ “ở” tại vị trí đầu câu như “ở hai đầu nỗi nhớ” sẽ hóa thành chữ “ậ …”, đó là do tùy chọn tự động viết hoa ký tự đầu cũng trong AutoCorrect của MS Word. Để tiệt trừ nó cần bỏ dấu tick ở Capitalize first letter of sentences. Xong bấm OK.
12. Để sửa lỗi chữ i bị chuyển thành I: Vào Insert -> AutoText -> AutoText -> Chon Tab AutoCorrect. Đánh chữ i ở ô Replace, nếu thấy hai chữ i, I xuất hiện ở dòng bên dưới thì bấm chọn vào dòng đó -> Delete. OK
13. Để sửa lỗi khoảng trống giữa chữ như ‘Hồng bít đú’ thì làm như sau: Vào Tools -> Options -> Chọn Tab Edit -> Xóa dấu chọn ở ô ‘Use smart cut and paste’. OK.


14. Để sửa lại đơn vị khi định dạng trang từ Inches sang Centimeters: Vào Tools -> Options -> Chọn Tab General -> Ở ô Measurement units chọn Centimeters. OK
15. Để có đường bao quanh văn bản: Vào Tools -> Options -> Chọn Tab View -> Đánh dấu chọn ở ô Text boundaries. OK
16. Để xóa triệt để các đường zíc zắc đỏ gạch chân dưới dòng chữ: Vào Tools -> Options -> Chọn Tab Spelling and Grammar -> Xóa dấu chọn ở toàn bộ các mục “Check…”. OK
17. Để chuyển nền văn bản sang màu xanh, chữ trắng: Vào Tools -> Options -> Chọn Tab General -> Đánh dấu chọn ở ô Blue background, white text. OK
18. Cách định dạng trang văn bản ( nhớ thực hiện bước này nếu không khi in ra không như mong muốn): Vào File -> Page setup -> Ở Tab Margin chọn các thông số căn lề, trên, dưới; ở Tab Paper Size chọn cở giấy in (A4). OK
19. Hiện tượng chữ sau cách xa chữ trước khi gõ font Unicode:
Nhiều khi, văn bản bạn soạn thảo sẽ bị cách ra sau khi gõ dấu, dù chưa hề nhấn phím cách. Để khắc phục tình trạng này, bạn vào Tools > Options > Edit rồi bỏ dấu chọn dòng “Smart cut and paste”, nhấn OK.
20. Chữ hoa đầu câu là nguyên âm có dấu tiếng Việt bị thụt xuống: Trước khi gõ từ có chữ hoa nguyên âm ở đầu câu, bạn vào Tools > AutoCorrect Options > AutoCorrect rồi bỏ dấu kiểm ở dòng Correct Two Intial Capital và OK.
21. Muốn gõ chữ thường ở đầu dòng nhưng Word tự sửa thành chữ hoa:
Bạn vào Tools > AutoCorrect Options > AutoCorrect rồi bỏ dấu kiểm ở dòng Capitalize first Letter of Sentence.
22. Bỏ dấu gạch chân dạng sóng dưới dòng chữ. Thực ra đây không phải là lỗi mà là chức năng soát lỗi chính tả và ngữ pháp tiếng Anh. Nó cũng không xuất hiện trong bản in. Tuy nhiên, nhìn vào đó khá rối mắt nên bạn có th


Được sửa bởi Admin ngày Thu Oct 25, 2012 7:07 am; sửa lần 1. (Reason for editing : NGUOI GUI BAI: NGUYENQUANGTUAN2602@GMAIL.COM)
Admin
Admin
Admin - ĐỖ THỊ HƯƠNG MỸ - NGƯỜI ĐIỀU HÀNH
Admin - ĐỖ THỊ HƯƠNG MỸ - NGƯỜI ĐIỀU HÀNH

Tổng số bài gửi : 178
Join date : 21/03/2011
Age : 41
Đến từ : VIỆT NAM

https://ttcnktktcntb.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết