Trường Trung Cấp Nghề KTKTCN TB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LÍ THUYẾT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Go down

LÍ THUYẾT AN TOÀN LAO ĐỘNG Empty LÍ THUYẾT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bài gửi  Admin Fri Mar 25, 2011 7:43 am

CHƯƠNG I - NHẬP MÔN VỀ KHOA HỌC BẢO HỘ
LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG



I. Bảo hộ lao động


1. Khái niệm


BHLĐ là một công
việc quan trọng, rất cần thiết đối với mọi người tham gia lao động sản xuất
trong các cơ quan xí nghiệp. Các phương tiện BHLĐ giúp cho mọi người tự tin
hoàn thành tốt công việc, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khoẻ.


2. Mục đích và tầm
quan trọng của công tác BHLĐ



- Bảo đảm an toàn
thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai
nạn, chấn thương, gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động.


- Đảm bảo người
lao động mạnh khoẻ, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do
điều kiện lao động không tốt gây ra


- Bồi dưỡng phục
hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động


3. Ý nghĩa và mục
đích của công tác BHLĐ



+ Ý nghĩa về lợi
ích chính trị: BHLĐ thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là
mục tiêu của sự phát triển. Từ đó cho thấy quan điểm quý trọng con người của
Đảng và nhà nước ta, đánh giá đúng vai trò của con người trong xã hội.


+ Ý nghĩa và lợi
ích xã hội: Chăm lo đời sống, hạnh phúc cho người lao động. Là yêu cầu thiết
thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh và là nguyện vọng chính đáng của
người lao động, để làm việc đạt hiệu quả cao.


+ Ý nghĩa và lợi
ích kinh tế: Thực hiện công tác BHLĐ sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Vì lúc
này người lao động yên tâm làm việc, an tâm về sức khoẻ sẽ tích cực làm việc, làm
tăng năng suất lao động. Thể hiện quan điểm đúng đắn về sản xuất: Sản xuất phải
an toàn - an toàn để sản xuất - an toàn là hạnh phúc của người lao động.


4. Các tính chất của
BHLĐ



- Tính pháp luật:
Quyền lợi của người lao động được pháp luật bảo hộ, buộc các tổ chức, các cá
nhân, các công ty... phải có trách nhiệm, phải tuân theo nhằm bảo vệ sinh mạng,
toàn vẹn thân thể và sức khoẻ người lao động.


- Tính khoa học,
công nghệ: BHLĐ gắn liền với sản xuất, KHKT, KH công nghệ sản suất.


KH công nghệ là sử dụng máy móc công nghệ cao, để khắc phục
ảnh hưởng: bụi, hơi, khí độc, tiếng ồn, sự rung động của máy móc và những nguy
cơ có thể xảy ra tai nạn, lao động nặng nhọc của con người được giảm nhẹ, tiến
tới loại bỏ lao động nguy hiểm và độc hại.


- Tính quần
chúng: Người lao động phải tự giác, trách nhiệm, tích cực kết hợp thực hiện các
biện pháp BHLĐ thì mới ngăn ngừa được tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.


II. Phòng chống nhiễm
độc



1. Các loại hoá chất
và mức độ nguy hiểm của chúng



a. Chất gây nổ


Là các chất ở dạng
lỏng hoặc dạng cô đặc, dễ gây ra phản ứng mạnh hoặc nổ khi bị nỏng, ma sát, va đập
hoặc tiếp xúc với các chất hoá học khác ngay cả khi không có ôxy.


* Đặc điểm cần lưu ý khi sử dụng:


- Không để gần lửa, tránh ma sát,
va đập


- Hiểu tính chất nguy hiểm của từng
loại và bảo quản riêng.


b. Chất phát hoả


Là các chất tự phát
hoả khi nhiệt độ tăng, tiếp xúc với nước và phát ra khí dễ cháy.


Một số hoá chất dễ cháy: lưu huỳnh, bột kim loại, Ca, Na...


* Các điểm cần lưu ý khi sử dụng:


- Bảo quản ở nơi
lạnh, tránh để gần nguồn nhiệt hay lửa


- Để đề phòng cháy
nổ do tiếp xúc với nước nên bảo quản từng lượng nhỏ Na, Ka trong dầu.


- Chất xúc tác
kim loại và hỗn hợp chất hữu cơ kim loại dễ phát hoả khi tiếp xúc với không khí
nên khi sử dụng lần đầu cần tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm.


c. Chất gây ôxy hoá


Là các chất bị phân
huỷ hay tạo ra phản ứng mạnh khi bị đốt nóng, va đập hay tiếp xúc với các chất
hoá học khác. Ví dụ: axít, kiềm, hợp chất ôxy hoá vô cơ, axít nitơtríc...


* Các điểm cần lưu ý khi sử dụng:


- Để xa nguồn nhiệt,
lửa


- Chú ý khi trộn lẫn với chất đã khử ôxy hoặc
chất hữu cơ gây phản ứng ôxy hoá và phát nhiệt.


d. Chất dẫn lửa


Các chất lỏng, có
điểm phát hoả dưới 650 C trong môi trường không khí. Ví dụ: xăng, dầu
đốt...


* Các điểm cần lưu ý khi sử dụng:


- Bảo quản xa nơi phát nhiệt, lửa
và ở nơi có nhiệt độ thấp hơn điểm phát hoả


- Bảo quản nơi thông gió và không
có điện, ma sát.


e. Khí dễ cháy


Là loại khí nồng độ
giới hạn nổ tối thiểu dưới 10% hoặc có sự
chênh lệch 20% trở lên giữa giới hạn tối thiểu và tối đa. Ví dụ: Hiđrô, mê tan,
butan, êtylen, prôpan...


* Các điểm cần lưu ý khi sử dụng:


- Không được va chạm đốt nóng bình
chứa


- Phải có hệ thống thông gió khi
sử dụng trong nhà


- Bảo quản bình ga ở nơi râm mát,
thông gió


f. Các chất mang tính
phân huỷ



Là các chất dễ dàng làm phân huỷ kim loại, khi
tiếp xúc với thân thể người dễ gây bỏng nặng. Ví dụ: axít cloríc, nitríc, phốt
pho...


* Các điểm cần lưu ý:


- Sử dụng mặt nạ khi tiếp xúc với
axít


- Chú ý không để tiếp xúc với nước


2. An toàn trong kho
chứa hoá chất



- Các yếu tố nguy hiểm trong kho chứa hoá chất:


+ Nồng độ chất độc cao


+ Dễ cháy nổ


+ Hoá chất rơi bắn trong khi rót,
đổ


* Các biện pháp an toàn


- Hoá chất trong
kho phải được dán nhãn, sắp xếp hợp lý, gọn gàng, dễ phân biệt khi có nhiều loại


- Trước khi vào
kho phải thông gió


- Nếu nồng độ chất
độc cao thì người lao động phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, mặt nạ
phòng độc.


- Phải có qui trình cho việc
sang, rót hoá chất


- Hoá chất rơi vãi phải được thấm
bằng cát khô


3. An toàn trong sử
dụng máy móc



a. Các qui tắc an toàn
chung



- Ngoài người phụ trách ra không
ai được khởi động, điều khiển máy


- Trước khi khởi động
máy phải kiểm tra thiết bị và vị trí đứng của người vận hành


- Khi xong việc
phải tắt máy, không được để máy hoạt động khi không có người điều khiển


- Cần tắt công tắc nguồn khi bị
mất điện


- Kiểm tra máy thường xuyên và
kiểm tra máy trước khi vận hành


- Khi máy hỏng thì trên thân máy
phải ghi biển để báo máy hỏng


- Tắt máy trước
khi lau chùi, vệ sinh và phải dùng dụng cụ chuyên dùng để lau chùi.


b. Phương pháp vận
hành máy



Trong quá trình vận
hành nếu phát hiện sự cố: rung, rỉ dầu của máy, mô tơ không quay... cần dừng
ngay hoạt động của máy để kiểm tra


Để ngăn ngừa sự cố xảy ra do công nhân khác vận hành thiếu
chính xác, cần thực hiện các biện pháp an toàn : gắn khoá vào các bộ phận điều
khiển và quản lý riêng chìa khoá, gắn biển báo có đề chữ: đang hoạt động...


c. Trình tự kiểm tra
máy



* Kiểm tra khi máy
nghỉ



- Kiểm tra bộ phận cấp dầu


- Kiểm tra công tắc của mô tơ


- Kiểm tra trạng thái lỏng hoặc vít


- Kiểm tra các bộ phận truyền lực,
bộ phận an toàn


- Kiểm tra trạng thái tiếp mát


* Kiểm tra khi máy
đang hoạt động



- Kiểm tra trạng thái chức năng
của truyền lực


- Kiểm tra tiếp dầu và rỉ dầu


- Kiểm tra tiếng kêu lạ, rung,
hiện tượng quá nóng và đánh lửa của mô tơ


4. An toàn làm việc
với máy điện cầm tay



a. Các yếu tố nguy
hiểm khi sử dụng máy điện cầm tay



- Bộ phận công tác gây chấn thương
( cắt, cuốn, văng, bắn... )


- Điện giật do máy bị rò điện, dây
điện hở...


- Bụi, ồn, rung...


b. Qui tắc an toàn
khi sử dụng máy điện cầm tay



- Những người được
huấn luỵện về kỹ thuật an toàn mới được sử dụng máy


- Mỗi máy điện cầm
tay phải có số theo dõi ghi chép các thông số đo đạc định kì, ghi chép chế độ bảo
dưỡng, sửa chữa máy


- Khi giao máy
cho công nhân, người quản lý phải kiểm tra, bảo đảm máy đủ chất lượng mới được
giao. Không giao máy khi thiếu các bộ phận, chi tiết an toàn hoặc có nghi ngờ về
các hoạt động của máy hoặc máy đã quá hạn để kiểm tra định kỳ.


- Phải kiểm tra định
kỳ máy ít nhất trong 6 tháng, trong đó đo điện trở cách điện phải luôn ³ 1MW


- Sử dụng máy
trong môi trường làm việc phù hợp với đặc tính sử dụng máy ( có cho phép làm việc
trong môi trường ẩm ướt, có khí dễ cháy nổ, chất ăn mòn... hay không )


- Khi sử dụng maý
phải chú ý làm đúng các yêu cầu nêu trong chỉ dẫn sử dụng máy, giữ gìn máy cẩn
thận không để bị va đập, quá tải, dơ bẩn hoặc để nhỏ nước, nước mưa hoặc chất lỏng
khác bắn vào máy.


- Sử dụng máy ở nơi
nguy hiểm về điện phải có người giám sát và trực điện. Phải có biện pháp đề phòng
bổ sung như dùng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp hoặc dùng CD tự động bảo
vệ dòng điện rò.


- Công việc có phát
ra tiếng ồn hoặc rung động mạnh phải có buồng cách ly hoặc màn chắn ồn, sử dụng
kết cấu giảm ồn rung và phải có trang bị bảo vệ cá nhân chống ồn rung.


- Mỗi máy phải được
cấp điện từ một CD riêng. Dây dẫn điện của máy phải là loại dây có hai lớp vỏ cách
điện.


* Cấm:


- Xách máy bằng dây
nguồn hoặc dây nguồn cột , kéo vật khác


- Kéo dây điện trên
mặt sàn nếu không có biện pháp bảo vệ hoặc nơi kéo dây có nước


- Để máy nối với nguồn điện mà không
có người trông coi


- Dùng máy quá tải hoặc quá thời
gian qui định


- Phải cắt nguồn điện khi:


+ Di chuyển máy từ nơi này sang nơi
khác


+ Tháo lắp chi tiết, điều chỉnh
chi tiết hoặc sửa chữa máy


+ Khi dừng máy


+ Khi kết thúc công việc


+ Khi phát hiện có bất thường


+ Hỏng phích cắm, dây điện hoặc ống
BV dây


+ Hỏng nắp che chổi than


+ Công tắc làm việc không dứt khoát


+ Có hồ quang bao quanh cổ góp


+ Có dầu mỡ cháy quanh bộ đổi tốc độ
hoặc rãnh thông gió


+ Có khói hoặc mùi cách điện cháy


+ Có tiếng ồn, rung, va đập tăng


+ Chi tiết vỏ máy, tay cầm, kết cấu
che chắn bị nứt, méo, hỏng...


+ Dụng cụ làm việc trực tiếp bị hỏng


+ Bảo quản nơi khô ráo,
đặt trên giá, giàn, ngăn, kệ... không xếp chồng lên nhau nếu không có hộp bao gói.


Ngoài ra phải thông
gió nơi làm việc. Sử dụng hệ thống quạt thông gió công nghiệp, để trao đổi không
khí nơi làm việc với môi trường, nó có tác dụng làm mát máy, giảm nhiệt độ, giúp
kéo dài tuổi thọ cho thiết bị, tạo môi trường dễ chịu cho công nhân làm việc đem
lại hiệu quả công việc.


III. Kỹ thuật vệ sinh
lao động



- Bụi có ảnh
hưởng không tốt gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể con người.


+ Đối với da: Gây mụn nhọt, lở
loét...


+ Đối với mắt: Gây chấn thương
giác mạc


+ Đối với cơ quan hô
hấp: Gây viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, ung thư phổi, hệ thần kinh, ống tiêu
hoá, gan, lá lách...


+ Đối với cơ quan
tiêu hoá: Gây viêm lợi, hỏng răng, giảm sự bài tiết dịch vị, sây sát niêm mạc,
dạ dày, rối loạn về tiêu hoá.


1. Những biện pháp
phòng chống bụi trong sản xuất



a. Biện pháp kĩ thuật


- Cơ giới hoá và tự động hoá: Nhằm
giảm bớt sự tiếp xúc của công nhân với bụi.


- Tổ chức sản xuất bằng hệ thống kín: Bao kín
chỗ phát sinh ra bụi, hạn chế bụi toả ra môi trường xung quanh.


- Sản xuất bằng
phương pháp ẩm: Sử dụng phương pháp khoan ướt thay cho khoan khô, cắt gọt kim
loại có dùng nước tưới.


- Thay thế các nguyên
liệu độc bằng các nguyên liệu ít độc hơn.


- Thay thế phương
pháp sản xuất sinh ra nhiều bụi độc bằng phương pháp ít bụi hơn.


- Đặt các hệ
thống hút bụi ngay ở chỗ phát sinh ra bụi.


b. Phòng hộ và vệ
sinh cá nhân



- Phòng hộ cá
nhân: Các trang bị phòng hộ phải đảm bảo các yêu cầu sau:


+ Cách ly cơ thể với bụi


+ Không gây trở ngại đến thao
tác


+ Không làm khó thở, nóng bức,
mệt mỏi


- Vệ sinh cá nhân:


+ Không được ăn uống, hút thuốc
ở các phân xưởng


+ Trước khi ăn phải rửa tay bằng
xà phòng và đánh răng


+ Phải tắm giặt sau mỗi ca làm
việc


- Tác hại của
tiếng ồn đối với cơ thể: Gây khó chịu cho cơ quan thính giác, ức chế thần kinh,
giảm sự chú ý, làm giảm năng suất lao động, hạn chế quá trình tư duy sáng tạo,
làm rối loạn quá trình hô hấp, tiêu hoá và tuần hoàn... dẫn đến tai nạn lao
động.


* Các biện pháp
chống ồn:


- Biện pháp siêu âm:
Loại trừ phản xạ của sóng âm bằng cách dùng xốp, len, dạ...dặt quanh ống phát
tiếng ồn.


- Biện pháp cách âm:
Đặt tấm chắn cách âm, đặt máy có nhiều tiếng ồn xuống hầm sâu...


* Biện pháp vệ
sinh:


- Phòng hộ các nhân:
Công nhân phải được trang bị các nút tai và phải sử dụng trang bị đó trong khi
làm việc.


- Chế độ làm việc
hợp lý: Bớt giờ làm, bố trí nghỉ giải lao nhiều đợt, cơ khí hoá các khâu có
nhiều tiêng ồn...


- Kiểm tra sức khoẻ:
Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho công nhân.


IV. Kỹ thuật phòng
cháy, chữa cháy



1. Nguyên nhân gây ra
cháy, nổ



- Một đám cháy
xuất hiện trong môi trường chỉ cần ba yếu tố: chất cháy, chất ôxy hoá và nguồn
nhiệt. Trong đó:


+ Chất cháy: Xăng,
dầu, khí gas, gỗ, vải, giấy, than, dầu mỏ...


+ Chất ôxy: ôxy


+ Nguồn nhiệt: Sét,
lửa, hồ quang điện, các thiết bị nhiệt có nhiệt độ cao ( lò nhiệt, lò nung...).






























































2. Biện pháp phòng
chống cháy, nổ



* Biện pháp kĩ thuật công nghệ: Luôn luôn
quan tâm đến việc cấp cứu người và tài sản một cách nhanh chóng nhất khi đám
cháy xảy ra. Ở những vị trí nguy hiểm cần đặt các phương tiện phòng chống cháy
nổ: Van một chiều, van chữa cháy tự động, màn ngăn cháy, tường ngăn cháy...


* Biện pháp tổ
chức: Cần tuyên truyền, giáo dục để mọi người hiểu rõ và tự nguyện tham gia
công tác phòng cháy, chữa cháy. Thiết lập các phương án phòng cháy, chữa cháy
cụ thể, để khi xảy ra hoả hoạn kịp thời dập tắt được đám cháy và hạn chế đến
mức thấp nhất thiệt hại về người và của.


3. Các thiết bị phòng
cháy, chữa cháy



* Bình chữa cháy:
















































































+ Chữa cháy bằng khí CO2


- Vỏ bình có thể chịu được áp suất 225 Kg / cm2.
Khí CO2 được nén trong bình với áp suất ( 60 ¸ 70 ) Kg / cm2.
Bình có lắp van an toàn và sẽ mở ra khi áp suất trong bình vượt quá 180 Kg / cm2,
để tránh nổ bình. Đường kính từ ( 100 ¸ 150 ) mm, chiều cao từ (
400 ¸
800 ) mm, thể tích từ ( 2 ¸ 8 ) lít, trọng lượng từ ( 1,2 ¸ 10 ) Kg.


+ Chữa cháy bằng bột:


- Vỏ bình làm bằng thép, chịu được áp lực 25 Kg / cm2.
Van bình làm bằng hợp kim đồng kiểu mỏ vịt, loa phun làm bằng nhựa. Đường kính
từ ( 130 ¸
180 ) mm, chiều cao từ ( 650 ¸ 800 ) mm, thể tích từ ( 4 ¸ 8 ) lít, trọng lượng bột
từ ( 4 ¸
8 ) Kg. Khí đẩy bột CO2 hoặc N2 . Bột chữa cháy có đường
kính từ ( 10 ¸15
) mm,
thành phần chủ yếu là muối xít.


Khi có đám cháy:
Giật đứt dây kẹp chì, rút chốt hãm, tay phải cầm loa phun, tay trái mở van thì
khí CO2 ( bột )sẽ phun ra ngoài để chữa cháy.


* Hệ thống bơm nước:


Gồm một bơm nước, hệ thống đường ống cung cấp nước, các vòi
phun cơ động.


Bơm nước thường là loại ly tâm có công suất từ ( 7 ¸ 11 )
KW, tuỳ theo diện tích, không gian chữa cháy, bơm đòi hỏi có độ tin cậy cao, đáp
ứng kịp thời việc chữa cháy.


Vòi phun được bố trí tại các vị trí thuận lợi và bao phủ hết
không gian cần chữa cháy.
















































































CHƯƠNG II - AN TOÀN ĐIỆN


I.
Ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thể
con người



1. Tác hại của dòng điện
đối với cơ thể con người



- Điện giật: Tuỳ
theo mức độ, dòng điện qua người sẽ gây nên những phản ứng sinh học: co cơ, tê
liệt hệ thống hô hấp, sự co giãn nhịp tim bị rối loạn, sự kích thích và đình trệ
hoạt động của não.


- Đối với đốt cháy
hồ quang: Dòng điện lớn tạo nên sự huỷ diệt lớp da, cơ bắp, lớp mỡ, gân, xương.
Nếu xảy ra ở một diện tích rộng hay tổn thương các cơ quan quan trọng có thể dẫn
đến tử vong.


Khi dòng điện truyền qua cơ thể có thể gây các tác dụng sau:


- Tác dụng nhiệt:


Nhiệt lượng toả
ra Q = R.t.I2 sẽ gây bỏng , đốt nóng các mạch máu, dây thần kinh,
tim, não và các bộ phận khác dẫn đến phá huỷ hoặc làm rối loạn chức năng hoạt động
của chúng.


- Tác dụng điện phân:



Dòng điện khi qua
người có thể phân huỷ các chất lỏng trong cơ thể , đặc biệt là máu, phá vỡ các
thành phần của máu cũng như các mô trong cơ thể.


- Tác dụng về các cơ:


Gây ra kích thích
các tế bào, co giật các cơ bắp đặc biệt là các cơ tim và phổi. Có thể phá hoại
và làm ngừng sự hoạt động của cơ quan hô hấp, tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương.


a. Giá trị dòng điện
qua người







I(mA)

Tác hại đối với

cơ thể con người

Điện AC

Điện DC

0,6 ¸ 1,5

Bắt đầu thấy tê tê

Chưa có cảm giác

2 ¸ 3

Tê tăng mạnh

Chưa có cảm giác

5 ¸ 7

Bắp thịt bắt đầu thấy co thắt

Đau như kim châm

8 ¸ 10

Tay khó rời các vật mang điện

Nóng tăng dần

20 ¸ 25

Tay không rời các vật có điện,

bắt đầu cảm thấy khó thở

Bắp thịt co và rung

50 ¸ 80

Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh

Tay khó rời các vật mang

điện và khó thở

90 ¸ 100

Nếu kéo dài > 3s tim ngừng đập

Hô hấp tê liệt

3 A ¸ 8A

Các cơ bắp bị tổn thương nặng, có thể dẫn đến bốc cháy









b. Điện áp tiếp xúc


- Ta có thể coi điện áp tiếp xúc là điện
áp đặt lên cơ thể người khi bị điện giật. Nó phụ thuộc tình trạng tiếp xúc, điện
áp và cấu trúc mạng điện.


- Điện áp tiếp xúc
là thông số quan trọng ảnh hưởng đến cường độ dòng điện qua người. Ta có UTX
/ RNGUOI = ITX


Bảng giới hạn điện áp an toàn cho người:






Thời gian tiếp xúc tối đa

EAC(V)

EDC(V)

> 5

50

120

1

75

140

0,5

90

160

0,2

110

175

0,1

150

200

0,05

220

250

0,03

280

310







c. Đường đi dòng điện
qua người



- Dòng điện đi qua tim, vị trí hệ thần
kinh tập trung hay các vị trí khớp nối của tay có mức độ nguy hiểm cao: vùng đầu,
gáy, cổ, thái dương, vùng bụng, cuống phổi.


- Dòng đi từ tay
trái qua tay trái, chiếm 3,3% I tổng đi qua tim


- Dòng đi từ tay
phải sang chân, chiếm 6,7% I tổng đi qua tim


- Dòng đi từ chân
sang chân, chiếm 0,3% I tổng đi qua tim


d. Tần số dòng điện


- Dòng một chiều ít nguy hiểm hơn I xoay
chiều


- Đối với I xoay
chiều thì tần số nguy hiểm nhất là f = 50Hz và f = 60Hz. Khi trị số tần số cao
hơn hoặc thấp hơn thì mức độ nguy hiểm giảm đi.Vì điện kháng của da người do điện
tạo nên: ZC = 1/ 2.p.f.C(W)


e. Tình trạng sức
khoẻ và thể xác con người



- Người mệt mỏi,
tình trạng say rượu khi bị điện giật gây sốc điện


- Phụ nữ, trẻ em
rất nhạy cảm với hiện tượng sốc điện.


* Sự chú ý của người
lúc tiếp xúc:



-Khi không được
chuẩn bị hay chú ý trước khi tiếp xúc điện sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn,
đặc biệt khi I chạy qua hệ thống thần kinh.


2. Nguyên nhân gây
tai nạn về điện



Khi hai vị trí trên
cơ thể người tồn tại điện áp thì sẽ có một dòng điện qua người và khi đó sẽ bị
tai nạn điện giật. Tai nạn do hai nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp.


- TH trực tiếp: Người
chạm trực tiếp và các bộ phận mang điện: Thanh dẫn, dây dẫn, các cuộn dây...


- TH gián tiếp: Người
chạm vào một thiết bị rò điện ra vỏ hoặc đi trong vùng có dòng điện tản trong đất
thì sẽ bị tai nạn về điện


Điện áp giữa người và vật mang điện, gọi là điện áp tiếp xúc.
Khi có dòng điện tản trong đất thì ứng với mỗi độ dài của đất, có một điện áp
nhất định gọi là điện áp bước.


3. Dòng điện tản
trong đất



Khi có vật mang điện
chạm vào đất, sẽ có dòng điện chạy tản trong đất. Ở vị trí càng xa vật chạm đất
thì điện thế càng giảm. Điện áp rơi tính theo công thức sau:


RR = UR / IR.










































































4. Điện áp bước


Nếu người đi vào
vùng đất có dòng điện chạy qua thì giữa hai chân người hình thành nên một điện áp
gọi là điện áp bước: UB = U1 - U2


Ở khoảng cách lớn hơn 20m thì UB = U1
- U2 = 0


5. Tiêu chuẩn về an
toàn điện



Khi lựa chọn sơ đồ
cần phân tích giữa đặc điểm của lưới điện công cộng kết hợp với các tiêu chuẩn
phù hợp với mục đích sử dụng.


Các tiêu chuẩn cơ bản:


- Chống điện giật


- Chống hoả hoạn


- Chống quá điện áp nhiễu


- Tính liên tục của CCĐ


- Tính đơn giản trong vận hành,
bảo trì


Sự lựa chọn sơ đồ có thể bao gồm nhiều sơ đồ khác nhau cho các
phần tử của lưới


a. Sơ đồ TT


- Do sử dụng RCD ( Thiết bị chống I rò
) không phụ thuộc vào các tham số của lưới điện nên sơ đồ đơn giản, dễ kiểm tra
sửa chữa, bảo dưỡng, có thể mở rộng hoặc cải tạo.


- Sử dụng RCD sẽ
loại bỏ I rò sự cố rất nhỏ nên chống được nguy cơ hoả hoạn


b. Sơ đồ TN


Đối với các sơ đồ
TNC, TNC-S dễ gây hoả hoạn và nhiễu điện từ.


- Khi mở rộng lưới
cần kiểm tra, tính toán kĩ vì lựa chọn CB(ATM) nên phụ thuộc vào các tham số của
lưới điện.


c. Sơ đồ IT


- Thiết kế và vận hành phức tạp, sự bảo
dưỡng cách điện cần phải có chuyên môn


- Sự mở rộng lưới
gặp khó khăn vì sử dụng CB nên phụ thuộc vào các tham số của lưới điện


- Có độ tin cậy
CCĐ cao


II. Cấp cứu người bị
điện giật



1. Phương pháp tách
nạn nhân ra khỏi mạng điện



Khi bị điện giật,
I qua người xuống đất hoặc từ pha - người - pha khác. Nên việc đầu tiên phải bình
tĩnh, linh hoạt, nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi mạch điện và an toàn cho người
cứu.


a. Trường hợp cắt
được mạch điện



Tức khắc cắt điện
các thiết bị điện: CT, CD, CB..., chuẩn bị ánh sáng để sơ cứu người. Nếu người
bị nạn ở trên cao phải chuẩn bị phương tiện để hứng đỡ hoặc dùng dụng cụ có cấp
cách điện phù hợp để cứu.


b. Trường hợp không
cắt được mạch điện



- Nạn nhân bị điện
hạ thế giật thì:


Dùng kìm cách điện hoặc dao, búa có cán cách điện để cắt hoặc
chặt đứt dây điện qua người bị nạn. Chú ý không đê xuất hiện tia lửa điện do chập
mạch. Có thể dùng gậy tre khô, câu liêm, đòn gánh, thanh gỗ khô để gạt dây ra
khỏi người bị nạn.


Để làm yếu tác dụng của I, người cứu nạn nhân phải đi ủng, đứng
trên bàn, ghế, tấm gỗ khô, tấm đệm cao su để cấp cứu người bị nạn, đeo gang tay
để cứu nạn nhân ra khỏi mạch điện hoặc nhấc bổng người bị nạn lên khỏi mặt đất để
ngắt dòng điện đi qua người. Túm quần áo nạn nhân để kéo ra ( AD khi quần áo nạn
nhân khô). Tuyệt đối cấm không được nắm trực tiếp vào tay, chân hay bất kì bộ
phận nào trên cơ thể nạn nhân.


- Nạn nhân bị điện
cao thế giật thì: rất nguy hiểm cho tính mạng, do sự phóng điện dung nên chỉ
khi nào nối đất an toàn thì mới được tiếp xúc với nạn nhân mà không cần kìm, sào,
gỗ khô...


2. Phương pháp cứu
chữa nạn nhân sau khi tách khỏi mạng điện



a. Nạn nhân chưa mất
tri giác



Lập tức đưa nạn
nhân đến chỗ thoáng gió, yên tĩnh, đặt nạn nhân nằm ngửa, kê đầu cao hơn cho dễ
thở và cử người chăm nom, săn sóc. Cấm tụ tập đông người quanh người bị nạn, làm
một vài động tác thể dục cho cơ thể trở lại bình thường.


b. Nạn nhân bất tỉnh


Nạn nhân bị mê
man bất tỉnh: Để nạn nhân ở nơi bằng phẳng, yên tĩnh, thoáng gió, nới rộng quần
áo cho dễ thở , vạch mồm nạn nhân lấy vật lạ trong mồn nạn nhân ra sau đó cử người
đi mời y bác sĩ.


c. Nạn nhân ngừng thở



Tim ngừng đập, toàn
thân bị co giật như người chết: Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, bằng phẳng. Nới
rộng quần áo, thắt lưng, moi sạch các thứ ở trong mồm ra và nhanh chóng làm hô
hấp nhân tạo hoặc hà hơi thổi ngạt cho đến khi bác sĩ đến có ý kiến quyết định.


Trường hợp khi con ngươi của nạn nhân dãn ra ( dãn đồng tử
), không bắt được mạch thì phải hô hấp nhân tạo và luôn phiên xoa bóp tim. Khi
nạn nhân mấp máy môi, cổ họng bắt đầu nuốt thì kiểm tra xem họ đã bắt đầu tự thở
và thở đều chưa, khi nạn nhân tự thở thì ngừng hô hấp ngay vì làm thêm chỉ gây
tác hại.


- Không được đặt nạn nhân ở chỗ lồi, lõm, hố sâu vì làm như
vậy nạn nhân thêm đau đớn và tai nạn thêm trầm trọng.


- Nếu nạn nhân bị gãy tay, gẫy xương sườn thì băng bó như y
tế quy định.


d. Các phương pháp hô
hấp nhân tạo



* Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp:


Đặt nạn nhân nằm
sấp, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về phía tay duỗi thẳng. Moi hết rãi ở
trong mồm ra, kéo lưỡi ra. Người làm hô hấp ngồi trên lưng nạn nhân, hai đầu gôí
quỳ xuống, kẹp vào hai bên hông, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón
tay cái sát sống lưng. Ấn tay xuống, dướn cả trọng lượng người về phiá trước, đếm
nhẩm 1, 2,3 ( hình 10.b ) rồi lại từ từ ngồi thẳng người lên, tay vẫn để ở lưng,
đếm nhẩm 4, 5, 6, cứ làm như vậy 12 lần trong 1 phút đều đều theo nhịp thở của
mình. Hô hấp nhân tạo theo cách này đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến của
y bác sĩ. Phương pháp này chỉ cần một người làm.

































































* Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa:


Cần hai người thực
hiện. Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới thắt lưng kê một cái gối, đầu hơi ngửa. Lấy
khăn tay hay vải băng sạch lưỡi ra và một người giữ lưỡi. Nếu mồm nạn nhân dính
chặt thì phải lấy miếng gỗ, nhựa hoặc thìa... cậy cho há mồm ra. Người cứu ngồi
phía trên đấu, hai đầu gối quỳ cách đầu ( 20 ¸ 30 )cm, hai tay cầm lấy
hai cánh tay gần chỗ khuỷu tay nạn nhân, từ từ đưa lên đầu sao cho hai bàn tay gần
chạm vào nhau ( hình 10.a ), sau 2,3 giây lại nhẹ nhàng đưa tay nạn nhân xuống
( hình 10.2b ) tiếp tục gập lại lấy sức, ép khuỷu tay người bị nạn vào lồng ngực
của họ, sau 2, 3 giây lại đưa lên đầu, cố gắng làm từ (16 ¸ 18 )
lần trong một phút, làm thật đều, đếm 1, 2, 3 cho lúc hít vào và 4, 5, 6 cho lúc
thở ra. Làm đến khi tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sĩ mới thôi.


Nếu người bị nạn bị gãy xương sườn thì không dùng phương pháp
đặt nạn nhân nằm ngửa được mà phải dùng phương pháp khác.




































































* Phương pháp hà hơi thổi ngạt:


Là phương pháp có
hiệu quả nhất. Sau khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện mà nạn nhân không thở hoặc
thở rất yếu, tim còn đập thì phải tiến hành hà hơi thổi ngạt ngay.


Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cứu đứng phía bên nạn nhân. Luồn
một tay xuống gáy nạn nhân, tay kia ấn nhẹ lên trán nạn nhân, cho đầu nạn nhân
ngửa về phía sau. Cạy mồm nạn nhân ra, moi hết rãi và lau sạch bằng khăn tay hoặc
miếng vải sạch.


Để giữ được vị trí yêu cầu như trên lấy quần áo cuộn lại và
kê xuống dưới xương bả vai của nạn nhân.


Người cứu hít vào ( 2 ¸ 3 ) lần thật sâu rồi thổi
qua mồm nạn nhân đã được phủ gạc sạch, khi thổi qua mồm phải bịt mũi nạn nhân lại,
cần áp chặt miệng để không khí vào mũi nạn nhân. Sau lần thổi lại nghỉ để lấy sức
và tiếp tục lấy hơi chuẩn bị cho lần sau, mỗi phút làm khoảng 10 lần. Nếu có dụng
cụ là ống thổi có thể thực hiện thổi hơi qua ống vào phổi nạn nhân.


Trường hợp tim nạn nhân không còn đập thì đồng thời hà hơi
thổi ngạt, tiến hành xoa bóp trực tiếp tim nạn nhân.



















































































* Bóp tim ngoài lồng ngực:


Đặt nạn nhận nằm
ngửa, người cứu đứng bên sườn nạn nhân, đặt cùi bàn tay lên phần dưới lồng ngực
chỗ tim ( hình 10.4 ) còn bàn tay kia thì để chồng lên bàn tay trước để tăng lực
ấn. Ấn lên ngực thật nhanh với một lực sao cho lống ngực lõm xuống ( 3 ¸ 5 )
cm sau mỗi lần ấn phải thả tay ra ngay để lồng ngực trở lại vị trí cũ. Thực hiện
động tác này trong một vài giây và sau3, 4 lần ấn rồi lại ngừng để hà hơi thổi
ngạt. Cứ tiếp tục các chu kỳ như vậy, không cần nhấc tay ra khỏi lồng ngực. Cần lưu ý để bóp tim từ bên ngoài lồng ngực,
qua khung sườn, nếu ấn quá nhẹ tay sẽ không tác dụng. Nếu nạn nhân bị chấn thương
vùng ngực có dấu hiệu gãy xương thì không dùng được phương pháp này. Trường hợp
nếu tiến hành chỉ có một người mà tim nạn nhân không đập thì cứ 2, 3 lần lại hà
hơi thổi ngạt thì lại tiến hành bóp tim một lần trong một khoảng thời gian ( 15
¸
20 ) giây và cứ thế lặp lại, cho đến khi nạn nhân tự thở được và tim đập trở lại.
Khi tim nạn nhân đã đạp trở lại chứng tỏ là hoạt động của tim đa được phục hồi
thì không xoa bóp nữa.


Khi đã xuất hiện dấu hiệu của sự sống nhưng mạch tin chưa đập
thì vẫn tiến hành xoa bóp cho đến khi bác sỹ đến. Không được coi nạn nhân đã ngừng
thở, tim ngừng đập là đã chết mà không tiến hành cứu chữa. Nhiều nạn nhân đã được
cứu sống lại bằng hai phương pháp trên. Chỉ được coi nạn nhân là đã chết khi có
quyết định của y, bác sỹ hoặc nạn nhân đã giá lạnh toàn thân, máu đọng bầm tím
từng mảng dưới da.


Nạn nhân sau khi được cứu chữa tỉnh táo không nên đi lại hoạt
động ngay mà phải được chăm sóc của y tế. Thời gian theo dõi phụ thuộc vào mức độ
tai nạn và sức khoẻ của nạn nhân.










































































III. Kỹ thuật cấp cứu
nạn nhân bị gãy xương



1. Nguyên nhân gãy
xương



Do bị ngã hay bị
vật nặng rơi vào người.


2. Phương pháp sơ cứu
khi bị gãy xương



Khi nạn nhân bị gãy
xương, dùng các thanh kẹp và dây buộc để cố định chỗ bị gãy lại, để nạn nhân ở
tình trạng bất động và chờ cấp cứu.


IV. Kỹ thuật cứu nạn
nhân bị bỏng



1. Nguyên nhân


Do tiếp xúc với hồ
quang trong quá trình đóng - cắt mạch điện, do tiếp xúc với các kim loại có nhiệt
độ cao, do sơ ý ngã vào dung dịch, nguồn nhiệt có nhiệt độ cao...Bỏng da có ba
mức: bỏng đỏ, bỏng rộp, bỏng cháy đen các mô. Nếu bỏng


2 / 3 diện tích da của cơ thể cũng có thể gây chết người.


2. Phương pháp sơ cứu
khi nạn nhân bị bỏng



Khi nạn nhân bị bỏng
về điện, trước tiên ta phải biết giữ vệ sinh chỗ bị bỏng. Nếu có dị vật bám vào
vết bỏng thì không được lấy ra để tránh tổn thương thêm và nhiễm trùng vết bỏng
mà phải để y tế giải quyết và thực hiện băng vô trùng lên vết bỏng, nhanh chóng
đưa bệnh nhân đến nơi cứu chữa. Không tự ý bôi các loại dầu, thuốc lên vết bỏng,
dễ gây phản ứng nhiễm trùng, nhiễm độc. Nạn nhân bị choáng do bỏng nặng cần có
biện pháp chống choáng, chống gió lùa và đưa nhanh đến y tế để tiếp tục chữa trị.


V. Các trường hợp
tiếp xúc với lưới điện



1. Các trường hợp
tiếp xúc với lưới điện ba pha, bốn dây











































































- Khi tiếp xúc với dây trung tính không
có dòng qua người nên ở vị trí náy không nguy hiểm. ( hình a )


- Khi tiếp xúc với
một dây pha ( hình b ) của mạng điện thì ING = UP / RNG



Trường hợp này nguy hiểm nếu điện trở của cơ thể người nhỏ,
cách điện với nền kém và nếu không kịp thời tách người ra khỏi mạng điện thì sẽ
nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. TH này thường gặp trong thực tế.


- Khi người tiếp
xúc ở hai vị trí ( hai tay hoặc 1 tay và một vị trí khác trên cơ thể người )
thì ING = UP / RNG


Trị số I này sẽ làm tê liệt cơ quan tuần hoàn, hô hấp và hệ
thần kinh, dẫn đến tử vong nếu không tách người bị nạn ra khỏi lưới và cứu chữa
kịp thời.


2. Các trường hợp
tiếp xúc với lưới điện ba pha, ba dây



- Khi người tiếp
xúc với hai dây pha thì ING = UD / RNG ( Mạng
ba pha ba dây)


Đây là trường hợp nguy hiểm nhất, có thể làm cho người chết
ngay do điện áp đặt lên người là điện áp dây với UD = Ö3. UP

































































VI. Bảo vệ nối đất


1. Nối đất thiết bị
điện



Nhằm giảm điện áp
so với đất tới trị số an toàn cho người khi chạm tay vào thiết bị điện của I rò
ra vỏ máy.


Khi trung tính nguồn không nối đất và thiết bị cũng không nối
đất ( hình a ) I rò pha A sẽ qua người gây nguy hiểm. Nếu có nối đất BV ( hình
b) thì I rò qua người không đáng kể vì R người lớn hơn R nối đất rất nhiều do đó
không gây nguy hiểm cho người vận hành.

































































2. Nối dây trung tính
bảo vệ


































































Tất cả các thiết
bị điện phải thực hiện trung tính nối đất BV ( hình b )


Các MBA hạ áp có sơ đồ Y / Y0 thì điểm trung tính
của nguồn được nối đất. Đối với đường dây hạ thế, cứ khoảng ( 150 ¸ 200
)m phải thực hiện nối đất lặp lại để đảm bảo dây trung tính của nguồn luôn luôn
nối đất, không bị gián đoạn khi dây trung tính bị đứt ( hình b ).


Nếu động cơ có nối
đất ( hình a ) thì: Rdn = Rdm = 4W


Trong đó


Rdn: điện trở nối đất
của nguồn


Rdm: điện trở nối đất
của máy.


Dòng điện đi trong đất: Id = U0 / (Rdn +
Rdm )


Khi dòng chạm ra vỏ: U = Id . Rdm


Nếu R nhỏ nhất của
thiết bị nối đất > 4W thì U giữa vỏ thiết bị với đất sẽ lớn hơn 110 V. Nên
trong trường hợp này nối trung tính BV ( hình a ) là tốt nhất. vì lúc này pha A
và dây trung tính sẽ sinh ra I ngắn mạch làm đứt CC, vỏ thiết bị tách khỏi nguồn
điện không gây nguy hiểm cho người vận hành.


Khi ngắn mạch thì I ngắn mạch chạy trong pha A sẽ có trị số
nhỏ nhất = 2,5 lần I định mức của CC gần nhất.


Tóm lại phải nối đất cho các thiết bị sau:


- Vỏ động cơ điện, thân kim loại các máy công tác, bệ máy phát
điện, bảng điện, vỏ kim loại của CD, hộp điều khiển.


- Cuộn thứ cấp của MBD, MBA


- Vỏ hộp cáp, phễu cáp


- Các tủ điều khiển và khung tủ phân phối điện


* Những nơi phải
thực hiện nối đất:


- Tất cảc những nơi sản xuất có thiết bị điện


- Những nơi nguy hiểm dễ cháy, nổ


- Những nơi đặc biệt nguy hiểm.


* Các mạng điện có trung tính nối đất tại trạm
BA ( máy phát điện ) phải thực hiện nối trung tính BV cho động cơ và các thiết
bị điện.


VII. Sự nguy hiểm khi
điện áp cao xâm nhập sang điện áp thấp



1. Sự nguy hiểm khi điện áp cao xâm nhập sang
điện áp thấp



Là sự nối điện giữa
các cuộn dây có điện áp khác nhau khi cách điện bị chọc thủng làm điện rò ra vỏ
thiết bị hay có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các cuộn dây này với nhau. Thường xảy
ra ở các MBA di động, cung cấp điện năng cho các đèn cầm tay, dụng cụ điện, máy
hàn điện...Khi điện áp cao xâm nhập sang điện áp thấp ở các mạng ( 12 ¸ 65
)V rất nguy hiểm vì các mạng này có cách điện không cao.


2. Các biện pháp BV
chống xâm nhập điện áp cao sang điện áp thấp



a. BV trong mạng có
trung tính nối đất



- Dễ thực hiện.
Muốn vậy phía cao áp cũng phải nối đất. Khi điện áp cao xâm nhập sang điện áp
thấp thì sự xâm nhập này biến thành sự cố chạm đất một pha của mạng điện cao áp,
cho nên BV tác động để cắt MBA khỏi sự cố.


Để đảm bảo được điều kiện an toàn cần chọn R làm việc của phía
hạ áp theo điều kiện R £ 4W.


- Nếu bên cao áp
làm việc với trung tính cách điện đối với đất và I điện dung lúc chạm đất một
pha không đủ BV làm việc, I này đi qua R và tồn tại rất lâu. Mà cả 4 dây của mạng
điện đều có U đối với đất tăng lên và vỏ thiết bị nối với dây trung tính sẽ có điện
áp:


U = (3.U.w.C.R)
/ Ö(
9.R2.w2.C)


Vậy biện pháp BV
trong mạch điện là chọn R sao cho khi xảy ra tăng áp thì phía hạ áp cách điện
không bị hỏng và vẫn đảm bảo an toàn cho người vận hành.


R £ 125
/ ID


Trong đó


ID: Dòng điện dung lúc chạm đất phía
cao áp


Trong thực tế 125 V không phải là điện áp an toàn và R được
mắc // với R1 của nối đất lặp lại.





















































b. BV trong mạng điện
có trung tính cách điện



- Dùng CC nổ. Loại
này có lớp lót bằng mica cách điện và bình thường nó có ngăn cách cuộn dây thứ
cấp MBA với đất.


Khi U cao xâm nhập sang U thấp thì lớp mica bị chọc thủng. I
sự cố qua R và C của mạng điện cao áp. Lúc đó cần:


- Cắt nhanh MBA nếu trung tính bên cao áp nối đất và R hạ áp
£
4W


- Chọn R theo điều kiện an toàn nếu trung tính bên cao áp cách
điện: R £
125 / ID


Trong đó


ID: Dòng điện dung lúc chạm đất phía
cao áp


Dùng CC nổ lúc điện áp phía cao áp < 3000V không được tốt
vì U nhỏ như vậy CC có thể không tác động. CC nổ phải được kiểm tra 3 tháng một
lần, cần xem xét cẩn thận không cho bụi bảm vào khe hở của CC gây nên tác động
nhầm. Với MBA cao áp, công suất lớn thì dùng CC nổ rất tốt...




































































c. Biện pháp BV cho
MBA có điện áp thứ cấp là 100v hoặc nhỏ hơn



( Học sinh tự tham khảo )


d. Bảo vệ chống sét
trực tiếp



* Khái niệm về sét


Là sự phóng điện
trong không khí giữa các đám mây mang điện tích trái dấu với nhau hoặc giữa các
đám mây với đất.


* Tác hại của I sét


- Làm hư hại nghiêm
trọng về vật chất mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng con người.


- Nguy hiểm do có
nguồn điện áp cao và dòng lớn.


- Gây nên những đám
cháy lớn vì I sét có nhiệt độ rất cao


- Công trình bê tông
cốt thép bị hư hỏng về độ bền cơ học, công trình gỗ hoặc làm bằng các vật liệu
dễ cháy thì bị hư hỏng hoàn toàn


- Đối với các đường
dây trên không khi bị sét đánh sẽ truyền sóng U cao vào trạm, các công trình,
khu dân cư... làm phá huỷ các thiết bị điện...


- Sét cảm ứng trên
các vật dẫn ( cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ ) làm cho điện áp trên các vật
dẫn điện tăng lên đến hàng chục KV, phá huỷ thiết bị và người.


* Hiện tượng sét đánh


Chia làm ba giai đoạn:


- Giai đoạn phóng điện tiên đạo: Các đám mây giông tích luỹ
một số lượng điện tích âm rất lớn, sở dĩ đám mây mang điện là do sự phân tích các
điện tích trái dấu, tạo nên cường độ điện trường, hình thành dòng phát triển về
phía mặt đất.


- Giai đoạn phóng điện ngược: Khi tia tiên đạo tới gần mặt đất
thì cường độ điện trường có trị số rất lớn, bắt đầu quá trình iôn hoá mãnh liệt,
hình thành I Plasma rất lớn, I Plasma được kéo dài và di chuyển ngược lên phía
trrên còn điện tích âm của đấm mây theo I Plasma xuống đất tạo nên I ở nơi sét đánh.


- Giai đoạn kết thúc: Nghe thấy một loạt tiếng nổ liên tục, đó
là do độ dài của tia phóng điện rất lớn và do sự phản xạ nhiều lần sóng âm
thanh từ những đám mây hay những địa hình nhất định tạo nên.


* BV sét đánh trực
tiếp



- Dùng hệ thống cột
thu sét hoặc dây thu sét ( gồm: kim thu sét, dây dẫn, bộ phận nối đất )


- Tập trung điện
tích ở đỉnh kim thu sét, tạo nên cường độ điện trường lớn nhất giữa nó và đầu
tia tiên đạo, hút I sét và hình thành khu vực an toàn bên dưới, xung quanh hệ
thống thu sét.


- Bộ phận nối đất:
Có R nối đất nhỏ để tập trung điện tích cảm ứng được dễ dàng và không đủ gây nên
phóng điện áp ngược tới các công trình đặt gần.


Gần đây người ta AD các đầu thu sét bằng đồng vị phóng xạ, có
phạm vi thu sét lớn hơn kim thu sét thông thường.


* Phạm vi BV của một cột
thu sét
Admin
Admin
Admin - ĐỖ THỊ HƯƠNG MỸ - NGƯỜI ĐIỀU HÀNH
Admin - ĐỖ THỊ HƯƠNG MỸ - NGƯỜI ĐIỀU HÀNH

Tổng số bài gửi : 178
Join date : 21/03/2011
Age : 41
Đến từ : VIỆT NAM

https://ttcnktktcntb.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết